Ngày 29/4, tại Hà Nội, Tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama) phối hợp Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD Holdings) tổ chức ký hợp đồng tổng thầu EPC dự án Nhà máy ximăng Đô Lương với tổng giá trị hợp đồng 1.521 tỷ đồng.
Nhà máy ximăng Đô Lương công suất 2.500 tấn clinker/ngày (tương đương 910.000 tấn/năm) được Thủ tướng Chính phủ cấp phép đầu tư tại Văn bản số 1461/TTg-CN. Chủ đầu tư của Dự án là Công ty Cổ phần ximăng Đô Lương gồm các cổ đông chính là Lilama, HUD Holdings và Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1 (FICO), xây dựng tại xã Bài Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Nhà máy hoàn thành sẽ góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương, tạo việc làm ổn định và thu nhập cho một bộ phận lớn các cán bộ, công nhân chủ yếu là dân địa phương.
Nhà máy ximăng Đô Lương là nhà máy ximăng thứ hai tại Việt Nam (sau Nhà máy ximăng Sông Thao) được tổ chức thực hiện theo mô hình Tổng thầu EPC do các doanh nghiệp uy tín trong nước đảm nhận với mục tiêu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa thiết bị, kết hợp sử dụng các thiết bị hiện đại của các nước tiên tiến, công nghệ sản xuất ximăng lò quay theo phương pháp khô với tháp trao đổi nhiệt 5 tầng và buồng phân hủy.
Thiết bị công nghệ được trang bị đồng bộ cùng với hệ thống kiểm tra, đo lường điều chỉnh và điều khiển tự động ở mức tiến tiến thế giới, cho phép tạo sản phẩm có chất lượng cao và ổn định, đồng thời bảo đảm an toàn sản xuất, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường./.
Nhà máy ximăng Đô Lương công suất 2.500 tấn clinker/ngày (tương đương 910.000 tấn/năm) được Thủ tướng Chính phủ cấp phép đầu tư tại Văn bản số 1461/TTg-CN. Chủ đầu tư của Dự án là Công ty Cổ phần ximăng Đô Lương gồm các cổ đông chính là Lilama, HUD Holdings và Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1 (FICO), xây dựng tại xã Bài Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Nhà máy hoàn thành sẽ góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương, tạo việc làm ổn định và thu nhập cho một bộ phận lớn các cán bộ, công nhân chủ yếu là dân địa phương.
Nhà máy ximăng Đô Lương là nhà máy ximăng thứ hai tại Việt Nam (sau Nhà máy ximăng Sông Thao) được tổ chức thực hiện theo mô hình Tổng thầu EPC do các doanh nghiệp uy tín trong nước đảm nhận với mục tiêu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa thiết bị, kết hợp sử dụng các thiết bị hiện đại của các nước tiên tiến, công nghệ sản xuất ximăng lò quay theo phương pháp khô với tháp trao đổi nhiệt 5 tầng và buồng phân hủy.
Thiết bị công nghệ được trang bị đồng bộ cùng với hệ thống kiểm tra, đo lường điều chỉnh và điều khiển tự động ở mức tiến tiến thế giới, cho phép tạo sản phẩm có chất lượng cao và ổn định, đồng thời bảo đảm an toàn sản xuất, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường./.
Thu Hằng (Vietnam+)