Hơn 200 đại biểu là đại diện các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam, Đức và châu Âu đã tham dự Hội nghị Kinh tế Đức-Việt lần thứ nhất về chủ đề biến đổi khí hậu và năng lượng, được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 21/4.
Đây là một trong các hoạt động trong sự kiện “Năm Đức tại Việt Nam” nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Hội nghị do Tập đoàn Siemens AG hỗ trợ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức ở nước ngoài tổ chức.
Phát biểu tại hội nghị, Đại sứ Đức tại Việt Nam Rolf Schulze cho rằng việc lần đầu tiên tổ chức một hội nghị kinh tế giữa Đức và Việt Nam sẽ là một xuất phát điểm tốt đẹp, tích cực góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Đại sứ Rolf Schulze đã đọc bài phát biểu của nguyên Thủ tướng Đức Gerhard Schröder, trong đó, ông bày tỏ sự hài lòng về mối quan hệ hợp tác Đức-Việt hiện nay, đánh giá cao sự phát triển kinh tế của Việt Nam và nhận định Việt Nam là đối tác hợp tác quan trọng và lý tưởng của Đức.
Ông cho rằng Đức có những thế mạnh và có thể hợp tác hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững trong các lĩnh vực như hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng năng lượng thay thế một cách hiệu quả, chăm sóc y tế.
Về phần Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng hoan nghênh việc các doanh nghiệp Đức đã có sáng kiến tổ chức một hội nghị bàn về một chủ đề thời sự là biến đổi khí hậu toàn cầu và năng lượng. Trong lĩnh vực này, hai bên có thể trao đổi kinh nghiệm, hợp tác hỗ trợ giúp nhau vượt qua khó khăn, thử thách.
Bộ trưởng thông báo với các bạn Đức về tình hình kinh tế của Việt Nam; đánh giá cao việc Đức - nền kinh tế hàng đầu châu Âu và một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới, đã có mối quan hệ hợp tác hiệu quả với Việt Nam trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại và các dự án ODA.
Phát biểu tại hội nghị, đại diện Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện Siemens AG, EuroCham, Metro Group... đã nêu bật tầm quan trọng của việc tìm ra các giải pháp khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, trong đó, nhấn mạnh đến việc sử dụng năng lượng hiệu quả, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và các phương thức sản xuất bền vững.
Các ý kiến cũng tập trung thảo luận về những triển vọng kinh doanh của các công ty Đức và châu Âu tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực khí hậu và năng lượng./.
Đây là một trong các hoạt động trong sự kiện “Năm Đức tại Việt Nam” nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Hội nghị do Tập đoàn Siemens AG hỗ trợ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức ở nước ngoài tổ chức.
Phát biểu tại hội nghị, Đại sứ Đức tại Việt Nam Rolf Schulze cho rằng việc lần đầu tiên tổ chức một hội nghị kinh tế giữa Đức và Việt Nam sẽ là một xuất phát điểm tốt đẹp, tích cực góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Đại sứ Rolf Schulze đã đọc bài phát biểu của nguyên Thủ tướng Đức Gerhard Schröder, trong đó, ông bày tỏ sự hài lòng về mối quan hệ hợp tác Đức-Việt hiện nay, đánh giá cao sự phát triển kinh tế của Việt Nam và nhận định Việt Nam là đối tác hợp tác quan trọng và lý tưởng của Đức.
Ông cho rằng Đức có những thế mạnh và có thể hợp tác hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững trong các lĩnh vực như hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng năng lượng thay thế một cách hiệu quả, chăm sóc y tế.
Về phần Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng hoan nghênh việc các doanh nghiệp Đức đã có sáng kiến tổ chức một hội nghị bàn về một chủ đề thời sự là biến đổi khí hậu toàn cầu và năng lượng. Trong lĩnh vực này, hai bên có thể trao đổi kinh nghiệm, hợp tác hỗ trợ giúp nhau vượt qua khó khăn, thử thách.
Bộ trưởng thông báo với các bạn Đức về tình hình kinh tế của Việt Nam; đánh giá cao việc Đức - nền kinh tế hàng đầu châu Âu và một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới, đã có mối quan hệ hợp tác hiệu quả với Việt Nam trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại và các dự án ODA.
Phát biểu tại hội nghị, đại diện Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện Siemens AG, EuroCham, Metro Group... đã nêu bật tầm quan trọng của việc tìm ra các giải pháp khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, trong đó, nhấn mạnh đến việc sử dụng năng lượng hiệu quả, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và các phương thức sản xuất bền vững.
Các ý kiến cũng tập trung thảo luận về những triển vọng kinh doanh của các công ty Đức và châu Âu tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực khí hậu và năng lượng./.
Hà Huy Hiệp (Vietnam+)