Hưng Yên: Người dân tưng bừng mở hội rước kiệu Đào Nương

Đoàn rước kiệu Mẫu Đào Nương năm nay được cho là đặc biệt đông đúc do đã 6 năm không thể tổ chức vì dịch bệnh. Người dân hào hứng quay, chụp, chạy theo đoàn rước và né mỗi khi kiệu xoay tới chỗ mình.
Hưng Yên: Người dân tưng bừng mở hội rước kiệu Đào Nương ảnh 1Đoàn phụ nữ rước kiệu Mẫu Đào Nương. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Cứ vào ngày mùng 2 tháng 2 Âm lịch hàng năm, nhân dân thôn Đào Đặng xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên lại tổ chức lễ hội Đào Nương để tưởng nhớ bà Đào Thị Huệ, người đã có công đánh đuổi giặc Minh.

Trong dịp lễ hội Xuân Quý Mão, từ sớm 21/2, người dân đã tập trung đông kín đền Đào Nương để chờ khai hội và theo đoàn rước kiệu.

[Infographics: 5 Lễ hội đầu Xuân đông vui quanh Hà Nội, bán kính 50km]

Theo truyền thuyết, Đào Nương là tên là Đào Thị Huệ (1390-1432). Đây là người con gái không chỉ có sắc mà còn có tài hát hay, nổi tiếng khắp tổng Cao Cương, huyện Tiên Lữ, phủ Khoái Châu (nay là thôn Đào Đặng). Năm nàng Đào lên 18 tuổi, nhà Minh mượn cớ "phù Trần diệt Hồ" mà đem quân xâm lược nước ta. Khi giặc đến Đào Đặng, bấy giờ là vùng sình lầy, nhiều lau sậy thì liên tục bị muỗi độc đốt.

Để tránh cái lạnh và muỗi, giặc đã làm những chiếc túi bằng bao tải để chui vào khi ngủ và Đào Nương nhiều lần được chúng giao cho việc thắt và mở túi. Thấy vậy, nàng đã bí mật phối hợp với các bô lão và trai tráng trong làng, đợi quân giặc ngủ say thì khiêng từng bao tải ném xuống sông. Thấy lực lượng ngày càng hao hụt mà không rõ nguyên nhân, tướng giặc sợ hãi rút quân. Từ đó, người dân trong vùng được yên ổn làm ăn.

Sau khi Đào Nương mất, để tưởng nhớ công ơn bà, dân làng đã lập đền thờ có tên là đền Mẫu Đào Nương. Đền Mẫu Đào Nương đã được Bộ Văn hóa Thông tin (trước đây) xếp hạng là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia vào năm 1988.

Hưng Yên: Người dân tưng bừng mở hội rước kiệu Đào Nương ảnh 2Người dân hào hứng theo sát kiệu Mẫu trong lễ hội truyền thống quê hương đã 6 năm không được tổ chức. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Điểm thu hút sự chú ý nhất trong phần nghi lễ là đoàn rước kiệu từ đền Mẫu Đào Nương đến đình làng chỉ có phái nữ tham gia rước kiệu. Khi rước, kiệu thường chuyển hướng đột ngột hoặc bất ngờ tăng tốc. Người dân thích thú và chạy theo đoàn kiệu rất đông, nhưng phải chú ý để tránh nếu đoàn kiệu lao tới chỗ mình. Nhiều người quan niệm kiệu xoay hay di chuyển theo hướng nào đều là do Mẫu, do thánh quyết định.

"Khi rước kiệu tôi không thấy mệt. Được hầu Mẫu chúng tôi thấy phấn khởi lắm," quệt vệt mồ hôi lấm tấm trên trán, bà Nguyễn Thị Miến (Tổ 12, thôn Đào Đặng, xã Trung Nghĩa) hồ hởi. Người phụ nữ chạc ngũ tuần là 1 trong 16 người tham gia đoàn rước kiệu Mẫu Đào Nương năm nay.

[Hà Nội tạm dừng tổ chức nhiều lễ hội Xuân do ảnh hưởng dịch]

Phó trưởng ban tổ chức của lễ hội, ông Trần Đức Hợi, cho biết đã 6 năm thôn không thể tổ chức hội rước kiệu Đào Nương vì dịch tả lợn châu Phi (2017-2019), đại dịch COVID-19 trên toàn quốc (2019-2022). Lần mở hội này, nhiều người dân không khỏi bất ngờ bởi thu hút rất đông khách thập phương tham dự.

Cũng theo ông Hợi, vào những năm trước đây, người rước kiệu của Mẫu thường là nữ giới trẻ tuổi, chưa lấy chồng. Tuy nhiên giờ đây, phần lớn thanh niên đều rời làng để đi làm ăn xa nên ban tổ chức phải nhờ cậy tới những người phụ nữ lớn tuổi trong làng.

Hưng Yên: Người dân tưng bừng mở hội rước kiệu Đào Nương ảnh 3Đoàn rước kiệu Mẫu liên tục chuyển hướng, xoay giữa sân đình làng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Đoàn nữ rước kiệu Mẫu đi qua nhiều điểm quanh làng. Kiệu xuất phát từ đền Mẫu để đến chùa, đền chính, đình làng, cuối cùng trở lại đền.

Ở mỗi điểm, đoàn rước đều được nghỉ ngơi từ 5-10 phút rồi tiếp tục lên đường đến chặng tiếp theo. Đáng chú ý tại đình làng, loạt kiệu của Thành hoàng làng - tướng công Trần Hữu - cùng 7 người con cũng lần lượt xuất hiện cùng xoay giữa đám đông người dân xem hội, tạo thành hội rước kiệu lớn.

Càng nhiều kiệu thì người dân càng cần chú ý vì các kiệu thánh (nam giới rước) cũng di chuyển nhanh và đột ngột như kiệu Mẫu.

"Lâu rồi mới được xem hội làng nên mình rất xúc động. Mình cảm thấy rất biết ơn các thế hệ đi trước vì đã gìn giữ được những lễ hội lớn như thế này," chị Minh Nguyệt, một người con gốc Đào Đặng đã nhiều năm xa quê, chia sẻ./.

Hằng năm, vào đầu tháng 2 Âm lịch, nhân dân thôn Đào Đặng (xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) lại tưng bừng tổ chức Hội làng Đào Đặng - Lễ hội Đào Nương. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Hằng năm, vào đầu tháng 2 Âm lịch, nhân dân thôn Đào Đặng (xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) lại tưng bừng tổ chức Hội làng Đào Đặng - Lễ hội Đào Nương. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đền Mẫu Đào Nương đã được Bộ Văn hóa Thông tin (trước đây) xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1988 và trở thành niềm tự hào của người dân trong làng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đền Mẫu Đào Nương đã được Bộ Văn hóa Thông tin (trước đây) xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1988 và trở thành niềm tự hào của người dân trong làng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Theo phả tích của đền Mẫu Đào Nương: Đào Nương (tên thật là Đào Thị Huệ) là một cô gái xinh đẹp, hát hay, múa khéo, nổi tiếng khắp tổng Cao Cương, huyện Tiên Lữ, phủ Khoái Châu (nay là thôn Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên). (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Theo phả tích của đền Mẫu Đào Nương: Đào Nương (tên thật là Đào Thị Huệ) là một cô gái xinh đẹp, hát hay, múa khéo, nổi tiếng khắp tổng Cao Cương, huyện Tiên Lữ, phủ Khoái Châu (nay là thôn Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên). (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Vào đầu thế kỷ XV, nhà Minh mượn cớ ‘phù Trần diệt Hồ’ đem quân sang xâm lược nước ta. Khi kéo đến làng Đào Đặng, chúng bắt nàng Đào Nương phải múa hát, hầu hạ. Nàng Đào Nương đã bí mật tìm các bô lão và trai tráng đang ẩn nấp trong làng, ước hẹn cứ đêm khuya, đợi quân giặc ngủ say thì khiêng chúng ném xuống sông. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Vào đầu thế kỷ XV, nhà Minh mượn cớ ‘phù Trần diệt Hồ’ đem quân sang xâm lược nước ta. Khi kéo đến làng Đào Đặng, chúng bắt nàng Đào Nương phải múa hát, hầu hạ. Nàng Đào Nương đã bí mật tìm các bô lão và trai tráng đang ẩn nấp trong làng, ước hẹn cứ đêm khuya, đợi quân giặc ngủ say thì khiêng chúng ném xuống sông. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Điểm thu hút sự chú ý nhất trong phần nghi lễ là đoàn rước kiệu từ đền Mẫu Đào Nương đến đình làng, chỉ có phái nữ tham gia rước kiệu. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Điểm thu hút sự chú ý nhất trong phần nghi lễ là đoàn rước kiệu từ đền Mẫu Đào Nương đến đình làng, chỉ có phái nữ tham gia rước kiệu. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Trước khi thực hiện nghi lễ rước kiệu, đoàn rước sẽ mang lễ đến đền Mẫu để xin rước. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Trước khi thực hiện nghi lễ rước kiệu, đoàn rước sẽ mang lễ đến đền Mẫu để xin rước. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Tham gia đoàn rước có các đội cờ lễ, múa lân, rồng, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Tham gia đoàn rước có các đội cờ lễ, múa lân, rồng, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đi đầu đoàn rước là đội múa lân, rồng dẫn theo hương án, và đi phía sau cùng là kiệu mẫu Đào Nương. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đi đầu đoàn rước là đội múa lân, rồng dẫn theo hương án, và đi phía sau cùng là kiệu mẫu Đào Nương. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Phần biểu diễn múa rồng ấn tượng của các thanh niên trai tráng khi rước kiệu từ đền Mẫu về đình làng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Phần biểu diễn múa rồng ấn tượng của các thanh niên trai tráng khi rước kiệu từ đền Mẫu về đình làng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đoàn rước kiệu từ đội cờ, đội khênh hương án và đội khênh kiệu đều là nữ giới. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đoàn rước kiệu từ đội cờ, đội khênh hương án và đội khênh kiệu đều là nữ giới. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Trên đường rước kiệu từ đền Mẫu về đình làng, các đội khênh kiệu và hương án thi thoảng lại xoay kiệu hoặc khênh kiệu chạy đột ngột. Người dân nơi đây quan niệm rằng đó là do mẫu Đào Nương điều khiển. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Trên đường rước kiệu từ đền Mẫu về đình làng, các đội khênh kiệu và hương án thi thoảng lại xoay kiệu hoặc khênh kiệu chạy đột ngột. Người dân nơi đây quan niệm rằng đó là do mẫu Đào Nương điều khiển. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Khi kiệu bà Đào Nương được rước tới đình làng, với lòng thành kính của con cháu hướng về tổ tiên, các nghi thức lễ dâng hương chính thức diễn ra. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Khi kiệu bà Đào Nương được rước tới đình làng, với lòng thành kính của con cháu hướng về tổ tiên, các nghi thức lễ dâng hương chính thức diễn ra. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Khi kiệu tới đình, người dân thực hiện nghi lễ dâng văn trong không khí trang nghiêm. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Khi kiệu tới đình, người dân thực hiện nghi lễ dâng văn trong không khí trang nghiêm. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Tại đây, các kiệu tiếp tục xoay trong sân như một nghi thức thể hiện mẫu Đào Nương đang hiện về. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Tại đây, các kiệu tiếp tục xoay trong sân như một nghi thức thể hiện mẫu Đào Nương đang hiện về. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đây là một nét đặc sắc riêng của lễ hội Đào Nương giúp thế hệ trẻ gìn giữ và phát huy những truyền thống mà cha ông để lại. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đây là một nét đặc sắc riêng của lễ hội Đào Nương giúp thế hệ trẻ gìn giữ và phát huy những truyền thống mà cha ông để lại. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Qua thời gian, lễ hội Đào Nương đã đi vào tiềm thức mỗi người con làng Đào Đặng và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu. Đây cũng là dịp để người dân tỏ lòng thành kính, tri ân với tổ tiên và khơi dậy niềm tự hào về truyền thống quý báu của dân tộc. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Qua thời gian, lễ hội Đào Nương đã đi vào tiềm thức mỗi người con làng Đào Đặng và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu. Đây cũng là dịp để người dân tỏ lòng thành kính, tri ân với tổ tiên và khơi dậy niềm tự hào về truyền thống quý báu của dân tộc. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục