Lễ hội đền Bà Triệu - Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Lễ hội Bà Triệu được tổ chức từ ngày 22-24/2 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ vị anh hùng Triệu Thị Trinh - người lãnh đạo nhân dân đứng lên chống lại ách đô hộ của nhà Ngô năm 248.

Lễ hội đền Bà Triệu - Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia ảnh 1Lễ rước kiệu Thánh. (Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN)

Sáng 13/2 (tức ngày 23 tháng giêng), tại Đền Cả thuộc quần thể Khu Di tích Đền Cao, phường An Lạc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Ban tổ chức Lễ hội Đền Cao năm 2023 đã long trọng tổ chức lễ khai hội truyền thống.

Đền Cao là nơi thờ Vương Đức Minh-Thiên Bồng Đại Tướng quân Đại vương, là một di tích lịch sử đã có từ rất lâu, nằm trên đỉnh núi Thiên Bồng, giữa cánh rừng lim già cổ thụ hàng trăm năm tuổi.

Quần thể Di tích Đền Cao được xây dựng trên nhiều vị trí khác nhau trong không gian rộng gần 1km2 thuộc địa bàn xã An Lạc, thị xã Chí Linh, Hải Dương.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa độc đáo, quần thể di tích đã được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích Quốc gia vào tháng 3/2018.

Đền Cao cùng với Đền Cả, Đền Bến Cả, Đền Bến Tràng đã tạo nên một cụm danh lam thắng cảnh gắn liền với cuộc đời của 5 vị tướng là 5 anh em ruột nhà họ Vương đã có công lớn trong việc trợ giúp vua Lê Đại Hành đánh tan quân xâm lược Tống, bảo vệ nền độc lập dân tộc thế kỷ thứ 10, mở đầu kỷ nguyên Đại Việt chống quân xâm lược phong kiến phương Bắc.

Năm vị tướng sau khi đánh thắng giặc Tống đã hiển Thánh vào đêm 23 tháng Giêng năm Canh Thìn (980). Triều đình đã sắc phong năm vị tướng là Thượng đẳng phúc thần: Thiên Bồng Đại tướng quân Đại Vương, Dực Thánh Linh Ứng Đại Vương, Anh Vũ Dũng Lược Đại Vương, Đào Hoa Trinh Thuận Công chúa và Liễu Hoa Linh Ứng Công chúa.

Nhà vua cũng đã truyền bảo nhân dân lập đền thờ tại các nơi Thánh hóa, hương hỏa phụng thờ.

Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử, các ngôi đền thờ phụng 5 đức Thánh họ Vương vẫn uy linh trầm mặc, trường tồn giữa vùng không gian văn hóa tâm linh đặc biệt thiêng liêng Lạc Đạo-An Lạc.

[Thanh Hóa: Lễ hội đền Bà Triệu là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia]

12 đạo sắc phong, ngọc phả, hàng trăm bức hoành phi, câu đối, đại tự ca ngợi cuộc đời và sự nghiệp oai hùng, lẫm liệt của 5 đức Thánh họ Vương cùng với những địa danh lịch sử của đại bản doanh An Lạc góp sức cho vua Lê Đại Hành và quân dân Đại Cồ Việt tái tạo một Bạch Đằng, sáng tạo một Chi Lăng thế kỷ thứ 10 như núi Cao Hiệu, Bàn Cung, Sơn Đụn, Nội Xưởng, Nền bà Chúa, Lò Văn… vẫn mãi lưu danh thanh sử, trường tồn trong tâm linh muôn dân đất Việt,

Vượt qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, những nghi lễ và phong tục độc đáo vùng địa linh, chung đúc tú khí hồn thiêng sông núi này được trao truyền từ đời này sang đời khác cho đến hôm nay, giữ nguyên những giá trị tâm linh đặc biệt thiêng liêng như nét đẹp văn hóa phi vật thể độc đáo, riêng có.

Ngày 23 tháng Giêng hàng năm, địa phương tổ chức lễ khai hội truyền thống Đền Cao thể hiện lòng thành kính, tri ân công đức của thế hệ con cháu đối với công ơn của Đức Thánh, từ đó góp phần gìn giữ phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo của quần thể di tích, danh thắng này.

Hội truyền thống Đền Cao thường có nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn về cả phần lễ và phần hội, thu hút rất nhiều du khách từ mọi miền đất nước đổ về tham quan và tham gia.

Năm 2023 này, Lễ hội truyền thống Đền Cao được tổ chức từ ngày 12-14/2 (tức ngày 22-24 tháng Giêng Âm lịch).

Sau diễn văn mở đầu là phần văn tế tri ân do các cụ cao niên trong làng và đại diện lãnh đạo địa phương đồng chủ lễ thực hiện.

Tiếp đó là các nghi lễ trang trọng như lễ mộc dục, lễ rước kiệu từ Đền Cao, đền Bến Cả, đền Bến Tràng về Đền Cả, lễ tế hội đồng, lễ khai hội truyền thống Đền Cao, lễ rước bộ, lễ tế yên vị, lễ ban “Khước Thánh,” lễ tế đập đất, vật đập đất...

Phần hội bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và trò chơi dân gian đặc sắc, hấp dẫn như hội thi giã bánh giầy, nấu chè kho; biểu diễn nghệ thuật mừng lễ hội; biểu diễn nghệ thuật múa rối nước; tổ chức các trò chơi dân gian như kéo co, nhảy bao bố; giải vật truyền thống./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục