Cuộc khủng hoảng nợ công đang tác động tiêu cực đối với cả các nước nằm ngoài Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) như Hungary. Tuy nhiên, thực tế này không làm giảm mong muốn tham gia Eurozone của Budapest.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hungary, Andras Simor, đã bày tỏ như vậy tại Tokyo ngày 14/10.
Trả lời câu hỏi của hãng tin Nhật Bản Kyodo rằng liệu Budapest có nên thông qua quyết định sử dụng đồng euro hay không, ông Simor nói: "Không có câu hỏi nếu, mà chỉ là khi nào."
Hungary xác định sự cần thiết phải rút kinh nghiệm từ những sai lầm của các nước khác khi gia nhập Eurozone.
Tới Nhật Bản để tham dự cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), ông Simor cho biết việc chuyển từ sử dụng đồng forint sang lưu thông đồng euro đồng nghĩa với việc Hungary sẽ mất đi công cụ điều chỉnh.
Thêm vào đó, để đáp ứng tiêu chuẩn của Hiệp ước Maastricht, Hungary cần phải chuẩn bị tốt hơn nữa.
Quan chức này khẳng định việc gia nhập Eurozone có ý nghĩa rất quan trọng vì Hungary kết nối chặt chẽ với Eurozone về thương mại và ngân hàng.
Cũng chính vì thế, bất kỳ diễn biến kinh tế bất lợi nào từ Eurozone đều tác động lập tức đến quốc gia này. Về thương mại, Hungary có thể còn hội nhập Eurozone sâu hơn một số nước hiện đã là thành viên của khối.
Để giải quyết sớm cuộc khủng hoảng nợ công, phía Hungary cho rằng điều quan trọng nhất là các nước bị tác động mạnh nhất phải thực hiện việc điều chỉnh tài chính và cải cách cơ cấu. Bên cạnh đó, việc thành lập liên minh ngân hàng cũng là bước đi quan trọng, tạo cơ hội thực tiễn cho những nền kinh tế còn nằm ngoài Eurozone gia nhập khối này.
IMF dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hungary sẽ giảm 1% năm nay, trước khi tăng trở lại 0,8% trong năm tới, thấp hơn các mức dự báo tương ứng mà họ đưa ra hồi tháng 4/2012 là tăng 0% và 1,8%.
Trong khi đó, Ba Lan bày tỏ mong muốn tiếp tục hội nhập vào nền kinh tế EU bằng cách gia nhập Eurozone, mặc dù theo chuyên gia phân tích Andrey Luchnikov của cơ quan Finmarket thì tham gia Eurozone tại thời điểm này đòi hỏi phải góp tiền cho các quỹ đang được lập ra để hỗ trợ các nước khủng hoảng.
Theo nghiên cứu xã hội học gần đây, chỉ có 7% người dân Ba Lan cho rằng đồng euro sẽ ảnh hưởng đến đời sống của họ một cách tích cực. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên.
Ba Lan đã vượt qua giai đoạn cấp tính của cuộc khủng hoảng 2008-2009 tốt hơn nhiều so với các nước khác ở châu Âu chính là do thực tế rằng nước này chưa chuyển sang đồng euro. Khi đó, Warszawa chỉ đơn giản là phá giá đồng tiền quốc gia, đem lại cho nền kinh tế đất nước lợi thế đáng kể so với các đối tác châu Âu của họ./.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hungary, Andras Simor, đã bày tỏ như vậy tại Tokyo ngày 14/10.
Trả lời câu hỏi của hãng tin Nhật Bản Kyodo rằng liệu Budapest có nên thông qua quyết định sử dụng đồng euro hay không, ông Simor nói: "Không có câu hỏi nếu, mà chỉ là khi nào."
Hungary xác định sự cần thiết phải rút kinh nghiệm từ những sai lầm của các nước khác khi gia nhập Eurozone.
Tới Nhật Bản để tham dự cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), ông Simor cho biết việc chuyển từ sử dụng đồng forint sang lưu thông đồng euro đồng nghĩa với việc Hungary sẽ mất đi công cụ điều chỉnh.
Thêm vào đó, để đáp ứng tiêu chuẩn của Hiệp ước Maastricht, Hungary cần phải chuẩn bị tốt hơn nữa.
Quan chức này khẳng định việc gia nhập Eurozone có ý nghĩa rất quan trọng vì Hungary kết nối chặt chẽ với Eurozone về thương mại và ngân hàng.
Cũng chính vì thế, bất kỳ diễn biến kinh tế bất lợi nào từ Eurozone đều tác động lập tức đến quốc gia này. Về thương mại, Hungary có thể còn hội nhập Eurozone sâu hơn một số nước hiện đã là thành viên của khối.
Để giải quyết sớm cuộc khủng hoảng nợ công, phía Hungary cho rằng điều quan trọng nhất là các nước bị tác động mạnh nhất phải thực hiện việc điều chỉnh tài chính và cải cách cơ cấu. Bên cạnh đó, việc thành lập liên minh ngân hàng cũng là bước đi quan trọng, tạo cơ hội thực tiễn cho những nền kinh tế còn nằm ngoài Eurozone gia nhập khối này.
IMF dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hungary sẽ giảm 1% năm nay, trước khi tăng trở lại 0,8% trong năm tới, thấp hơn các mức dự báo tương ứng mà họ đưa ra hồi tháng 4/2012 là tăng 0% và 1,8%.
Trong khi đó, Ba Lan bày tỏ mong muốn tiếp tục hội nhập vào nền kinh tế EU bằng cách gia nhập Eurozone, mặc dù theo chuyên gia phân tích Andrey Luchnikov của cơ quan Finmarket thì tham gia Eurozone tại thời điểm này đòi hỏi phải góp tiền cho các quỹ đang được lập ra để hỗ trợ các nước khủng hoảng.
Theo nghiên cứu xã hội học gần đây, chỉ có 7% người dân Ba Lan cho rằng đồng euro sẽ ảnh hưởng đến đời sống của họ một cách tích cực. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên.
Ba Lan đã vượt qua giai đoạn cấp tính của cuộc khủng hoảng 2008-2009 tốt hơn nhiều so với các nước khác ở châu Âu chính là do thực tế rằng nước này chưa chuyển sang đồng euro. Khi đó, Warszawa chỉ đơn giản là phá giá đồng tiền quốc gia, đem lại cho nền kinh tế đất nước lợi thế đáng kể so với các đối tác châu Âu của họ./.
Trang Nhung (TTXVN)