Sau 7 giờ đàm phán trong ngày 8/2, các nhà lãnh đạo ba đảng trong liên minh của Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos đã đạt được sự nhất trí đối với gần như tất cả các điều kiện của gói cứu trợ thứ hai.
Ông Papademos muốn đạt được một thỏa thuận trước khi cuộc họp của các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro (Eurozone) diễn ra vào lúc 6 giờ chiều (giờ châu Âu), tức 17.00 GMT, ngày 9/2 tại Brussels.
Điều kiện mà các nhà tài trợ đặt ra cho Hy Lạp bao gồm việc cắt giảm 22% lương tối thiểu, 20% lương hưu chính, 15% lương hưu bổ sung và tinh giản 15.000 lao động trong lĩnh vực công.
Cho đến nay, điểm mà các nhà lãnh đạo ba đảng của Hy Lạp chưa nhất trí là về mức cắt giảm đối với lương hưu bổ sung.
Chủ tịch đảng cực hữu LAOs, Georgios Karatzaferis, tỏ rõ sự thận trọng khi nói không thể vội vàng ký vào một thỏa thuận có ảnh hưởng tới tương lai của đất nước trong 40-50 năm.
Trong khi đó, người đứng đầu đảng bảo thủ New Democracy, Antonis Samaras, nói trong thời khắc khó khăn này, các đảng cần thận trọng khi bàn về vấn đề lương hưu.
Tuy nhiên, khả năng Hy Lạp đạt được thỏa thuận về gói cứu trợ thứ hai đang trở nên rõ ràng hơn, khi các bộ trưởng tài chính Eurozone thông báo sẽ nhóm họp, với sự tham dự của Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Christine Lagarde.
Các quan chức ở Eurozone nói gói cứu trợ đầy đủ cho Hy Lạp cần được nhất trí trước ngày 15/2 để có thời gian cho việc hoàn tất các thủ tục pháp lý phức tạp, trước khi nước này phải thanh toán 14,5 tỷ euro vào ngày 20/3.
Thứ trưởng Tài chính ĐứcThomas Steffen nói thoả thuận hoán đổi nợ giữa Hy Lạp với các chủ nợ tư nhân có thể sẽ sớm đạt được vào tuần tới.
Về vấn đề giảm nợ công của Hy Lạp, cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor's cho rằng nước này có thể không đưa được nợ công xuống mức xoay xở được nếu chỉ dựa vào việc các chủ nợ tư nhân chấp nhận lỗ 70% đối với số trái phiếu của nước này mà họ đang nắm giữ.
Theo cơ quan này, chưa có gì chắc chắn rằng thỏa thuận hoán đổi nợ nhằm giảm 100 tỷ euro trong khối nợ 350 tỷ euro là đủ để ổn định tình hình tài chính của Hy Lạp, mặc dù điều này sẽ giúp cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm hiện chỉ ở trên ngưỡng vỡ nợ của nước này.
Điều đó đặt ra trách nhiệm cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc cũng phải chịu lỗ đối với số trái phiếu của Hy Lạp đang nằm trong tay ngân hàng này.
Hiện sự chú ý đang dồn vào cuộc họp hàng tháng của ECB được diễn ra trong ngày 9/2, với câu hỏi đặt ra là ngân hàng này có sẵn sàng trợ giúp cho Hy Lạp hay không./.
Ông Papademos muốn đạt được một thỏa thuận trước khi cuộc họp của các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro (Eurozone) diễn ra vào lúc 6 giờ chiều (giờ châu Âu), tức 17.00 GMT, ngày 9/2 tại Brussels.
Điều kiện mà các nhà tài trợ đặt ra cho Hy Lạp bao gồm việc cắt giảm 22% lương tối thiểu, 20% lương hưu chính, 15% lương hưu bổ sung và tinh giản 15.000 lao động trong lĩnh vực công.
Cho đến nay, điểm mà các nhà lãnh đạo ba đảng của Hy Lạp chưa nhất trí là về mức cắt giảm đối với lương hưu bổ sung.
Chủ tịch đảng cực hữu LAOs, Georgios Karatzaferis, tỏ rõ sự thận trọng khi nói không thể vội vàng ký vào một thỏa thuận có ảnh hưởng tới tương lai của đất nước trong 40-50 năm.
Trong khi đó, người đứng đầu đảng bảo thủ New Democracy, Antonis Samaras, nói trong thời khắc khó khăn này, các đảng cần thận trọng khi bàn về vấn đề lương hưu.
Tuy nhiên, khả năng Hy Lạp đạt được thỏa thuận về gói cứu trợ thứ hai đang trở nên rõ ràng hơn, khi các bộ trưởng tài chính Eurozone thông báo sẽ nhóm họp, với sự tham dự của Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Christine Lagarde.
Các quan chức ở Eurozone nói gói cứu trợ đầy đủ cho Hy Lạp cần được nhất trí trước ngày 15/2 để có thời gian cho việc hoàn tất các thủ tục pháp lý phức tạp, trước khi nước này phải thanh toán 14,5 tỷ euro vào ngày 20/3.
Thứ trưởng Tài chính ĐứcThomas Steffen nói thoả thuận hoán đổi nợ giữa Hy Lạp với các chủ nợ tư nhân có thể sẽ sớm đạt được vào tuần tới.
Về vấn đề giảm nợ công của Hy Lạp, cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor's cho rằng nước này có thể không đưa được nợ công xuống mức xoay xở được nếu chỉ dựa vào việc các chủ nợ tư nhân chấp nhận lỗ 70% đối với số trái phiếu của nước này mà họ đang nắm giữ.
Theo cơ quan này, chưa có gì chắc chắn rằng thỏa thuận hoán đổi nợ nhằm giảm 100 tỷ euro trong khối nợ 350 tỷ euro là đủ để ổn định tình hình tài chính của Hy Lạp, mặc dù điều này sẽ giúp cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm hiện chỉ ở trên ngưỡng vỡ nợ của nước này.
Điều đó đặt ra trách nhiệm cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc cũng phải chịu lỗ đối với số trái phiếu của Hy Lạp đang nằm trong tay ngân hàng này.
Hiện sự chú ý đang dồn vào cuộc họp hàng tháng của ECB được diễn ra trong ngày 9/2, với câu hỏi đặt ra là ngân hàng này có sẵn sàng trợ giúp cho Hy Lạp hay không./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)