Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức, buộc ERT phải chính thức ngừngphát sóng sau chương trình cuối cùng vào lúc 23 giờ tối 11/6 theo giờ địa phương(tức 20 giờ GMT), ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 2.700 nhân viên làm việc choERT.
Phát biểu trong một cuộc họp báo ngày 11/6, người phát ngôn Chính phủ HyLạp Simos Kedikoglou nói rằng ERT là trường hợp điển hình về sự thiếu minh bạch,chi tiêu hoang phí và tình trạng này phải chấm dứt. Đài sẽ hoạt động trở lạitheo một cơ chế mới và sử dụng ít nhân lực hơn.
Các nhân viên của ERT sẽ được bồi thường và họ sẽ được xem xét trong kếhoạch cơ cấu cơ quan truyền thông này.
Tuy nhiên, quyết định trên của Chính phủ Hy Lạp đã vấp phải sự phản đốimạnh mẽ của công đoàn GSEE, đại diện cho nhân viên làm việc trong khu vực côngcủa Hy Lạp, cũng như sự phản đối của đảng đối lập chính là Syriza, thậm chí củađảng Pasok - một đối tác trong liên minh cầm quyền gồm ba đảng.
Liên minh Phát thanh và Truyền hình châu ÂU (EBU) cũng lên tiếng thúc giụcChính phủ Hy Lạp thu hồi quyết định gây chấn động này vì cho rằng nó ảnh hưởngđến sự độc lập của truyền thông.
Chủ tịch EBU Jean Paul Philippot và Tổng Giám đốc EBU Ingrid Deltenre đãviết thư gửi Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras, hối thúc ông sử dụng thẩm quyềncủa mình để đảo ngược quyết định đóng cửa ERT.
EBU là liên minh của 56 cơ quan truyền thông nhà nước. Đài Phát thanh vàTruyền hình ERT của Hy Lạp là một trong những thành viên sáng lập EBU vào năm1950.
Trong khi đó, đại diện bộ ba chủ nợ chính của Hy Lạp đã có mặt tại thủ đôAthens từ ngày 10/6 để đánh giá thường kỳ tiến trình thực hiện chương trình khắckhổ và cải tổ cơ cấu của Hy Lạp.
Chương trình cải cách do các chủ nợ áp đặt yêu cầu quốc gia Nam Âu nàyphải cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu cho khu vực công, sáp nhập hoặc đóng cửa một sốcơ quan nhà nước./.