IAEA đã tới Nhật để hỗ trợ khắc phục rò rỉ phóng xạ

Ngày 7/10, phái đoàn chuyên gia của IAEA đã đến Nhật Bản nhằm hỗ trợ khắc phục sự cố rò rỉ phóng xạ tại nhà máy Fukushima số 1.
Ngày 7/10, phái đoàn chuyên gia của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA)đã đến Nhật Bản nhằm hỗ trợ quốc gia này khắc phục sự cố rò rỉ phóng xạ tại nhàmáy điện hạt nhân Fukushima số 1.

Động thái này được thực hiện theo thỏa thuận hồi tháng 9 giữa Quốc vụkhanh phụ trách cuộc khủng hoảng hạt nhân Nhật Bản, ông Goshi Hosono và Tổnggiám đốc IAEA Yukiya Amano.

Phái đoàn gồm 12 thành viên do Giám đốc bộ phận an toàn phóng xạ thuộc cơquan quản lý hạt nhân Tây Ban Nha, ông Juan Carlos Lentijo, dẫn đầu sẽ làm việctại Nhật Bản đến ngày 15/10.

Theo kế hoạch, phái đoàn sẽ thị sát một số địa điểm tại tỉnh Fukushimatrong ba ngày (từ 9-11/10). Trong số các địa điểm được thị sát có nhà máy điệnFukushima và một trường tiểu học hiện đang được tiến hành khử các hoạt chấtphóng xạ. Phái đoàn cũng sẽ gặp ông Hosono vào ngày 14/10.

Cuối chuyến công tác, đoàn sẽ trình báo cáo sơ bộ lên Chính phủ Nhật Bản.Dự kiến, phái đoàn cũng sẽ có bản báo cáo cuối cùng về chuyến công tác trongtháng này./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tro bụi phun lên từ núi lửa Semeru, nhìn từ Lumajang, Đông Java, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Semeru phun trào 4 lần trong ngày

Núi lửa Semeru, cao 3.676 mét, nằm ở ranh giới giữa các huyện Lumajang và Malang, hiện đang ở trình trạng báo động cấp 2 khi phun trào 4 lần trong ngày với cột tro bụi cao tới 800m từ đỉnh núi.

Đàn Cò Ốc xuất hiện trên cánh đồng xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: TTXVN)

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã.

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Giữa không gian núi đồi hùng vỹ ngút ngàn, cỏ tranh phủ một màu trắng muốt, đung đưa theo làn gió tạo nên khung cảnh thơ mộng tại xã vùng cao Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên).

Tro bụi phun lên từ núi lửa Marapi ở Padang Panjang, Tây Sumatra, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Marapi phun tro bụi cao hơn 1.000 m

Từ đầu tháng 4 đến nay, Indonesia ghi nhận 9 vụ phun trào và 125 đợt phát thải từ núi lửa Marapi, theo đó cảnh báo người dân và khách du lịch không đi vào khu vực bán kính 3 km từ miệng núi lửa.