Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đang nỗ lực thúc đẩy phối hợp phản ứng toàn cầu trước nguy cơ phổ biến hạt nhân.
IAEA nhấn mạnh trong khi cộng đồng thế giới hướng tới năng lượng hạt nhân để đảm bảo an ninh năng lượng, vấn đề an ninh hạt nhân đang nổi lên như là thách thức lớn nhất không chỉ đối với các nước này mà cả toàn cầu.
Trong bối cảnh này, IAEA xác định an ninh hạt nhân phải là phương tiện và bao gồm các biện pháp ngăn chặn, phát hiện và phản ứng đối với sự phá hoại, trộm cắp và tiếp cận hay chuyển giao bất hợp pháp vật liệu hạt nhân, các chất phóng xạ khác cũng như các phương tiện liên quan các vật liệu này.
IAEA tiến hành hợp tác chặt chẽ với các nước trong việc thiết lập và tăng cường các biện pháp cần thiết để kiểm soát, bảo vệ, ngăn chặn buôn bán bất hợp pháp các vật liệu hạt nhân và phóng xạ.
Bằng đề nghị đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ công nghệ, chuyển giao thiết bị và các hướng dẫn cải thiện an ninh hạt nhân, IAEA đã giúp các nước ngăn chặn, phát hiện và phản ứng kịp thời trước các hành động tội phạm liên quan đến vật liệu hạt nhân và phóng xạ, bảo vệ các thiết bị hạt nhân và vận chuyển hạt nhân trước các hành động phá hoại hoặc trộm cắp.
IAEA phối hợp các cơ quan thực thi luật pháp quốc tế và của các nước, hỗ trợ thiết lập các thiết bị giám sát tại các cửa khẩu biên giới, nâng cấp an ninh tại các cơ sở hạt nhân.
110 nước và tổ chức quốc tế đã tự nguyện thu thập và chia sẻ thông tin về các hoạt động mua bán, vận chuyển, chế tạo bom bẩn từ vật liệu hạt nhân nghèo. Các thông tin này tạo điều kiện để IAEA phát hiện các mô hình sử dụng hạt nhân bất hợp pháp đang nổi lên, theo dõi các tuyến buôn lậu vật liệu hạt nhân ngoài các thông lệ giám sát và kiểm soát chung.
Theo số liệu của IAEA, trong các năm qua, tổ chức này đã đào tạo hơn 9.000 chuyên gia hạt nhân cho 120 nước, thanh tra hơn 350 cơ sở hạt nhân, phát hiện 1.383 vụ buôn bán vật liệu hạt nhân bất hợp pháp, nâng cấp an ninh hạt nhân ở 100 cơ sở hạt nhân của 30 nước và cung cấp 3.000 thiết bị phát hiện vật liệu hạt nhân cho 55 nước.
Các nước thành viên Liên hợp quốc kêu gọi IAEA giúp đỡ đảm bảo an ninh hiệu quả chống mối đe dọa phóng xạ hoặc sử dụng bom bẩn tại các sự kiện tầm cỡ quốc tế như các đại hội thể thao Olympic, đại hội thể thao Liên Mỹ, các giải vô địch bóng đá thế giới… Các công cụ pháp lý quốc tế đã được thông qua để hài hòa và tăng cường các nỗ lực toàn cầu ngăn chặn khủng bố hạt nhân./.
IAEA nhấn mạnh trong khi cộng đồng thế giới hướng tới năng lượng hạt nhân để đảm bảo an ninh năng lượng, vấn đề an ninh hạt nhân đang nổi lên như là thách thức lớn nhất không chỉ đối với các nước này mà cả toàn cầu.
Trong bối cảnh này, IAEA xác định an ninh hạt nhân phải là phương tiện và bao gồm các biện pháp ngăn chặn, phát hiện và phản ứng đối với sự phá hoại, trộm cắp và tiếp cận hay chuyển giao bất hợp pháp vật liệu hạt nhân, các chất phóng xạ khác cũng như các phương tiện liên quan các vật liệu này.
IAEA tiến hành hợp tác chặt chẽ với các nước trong việc thiết lập và tăng cường các biện pháp cần thiết để kiểm soát, bảo vệ, ngăn chặn buôn bán bất hợp pháp các vật liệu hạt nhân và phóng xạ.
Bằng đề nghị đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ công nghệ, chuyển giao thiết bị và các hướng dẫn cải thiện an ninh hạt nhân, IAEA đã giúp các nước ngăn chặn, phát hiện và phản ứng kịp thời trước các hành động tội phạm liên quan đến vật liệu hạt nhân và phóng xạ, bảo vệ các thiết bị hạt nhân và vận chuyển hạt nhân trước các hành động phá hoại hoặc trộm cắp.
IAEA phối hợp các cơ quan thực thi luật pháp quốc tế và của các nước, hỗ trợ thiết lập các thiết bị giám sát tại các cửa khẩu biên giới, nâng cấp an ninh tại các cơ sở hạt nhân.
110 nước và tổ chức quốc tế đã tự nguyện thu thập và chia sẻ thông tin về các hoạt động mua bán, vận chuyển, chế tạo bom bẩn từ vật liệu hạt nhân nghèo. Các thông tin này tạo điều kiện để IAEA phát hiện các mô hình sử dụng hạt nhân bất hợp pháp đang nổi lên, theo dõi các tuyến buôn lậu vật liệu hạt nhân ngoài các thông lệ giám sát và kiểm soát chung.
Theo số liệu của IAEA, trong các năm qua, tổ chức này đã đào tạo hơn 9.000 chuyên gia hạt nhân cho 120 nước, thanh tra hơn 350 cơ sở hạt nhân, phát hiện 1.383 vụ buôn bán vật liệu hạt nhân bất hợp pháp, nâng cấp an ninh hạt nhân ở 100 cơ sở hạt nhân của 30 nước và cung cấp 3.000 thiết bị phát hiện vật liệu hạt nhân cho 55 nước.
Các nước thành viên Liên hợp quốc kêu gọi IAEA giúp đỡ đảm bảo an ninh hiệu quả chống mối đe dọa phóng xạ hoặc sử dụng bom bẩn tại các sự kiện tầm cỡ quốc tế như các đại hội thể thao Olympic, đại hội thể thao Liên Mỹ, các giải vô địch bóng đá thế giới… Các công cụ pháp lý quốc tế đã được thông qua để hài hòa và tăng cường các nỗ lực toàn cầu ngăn chặn khủng bố hạt nhân./.
(TTXVN/Vietnam+)