Tổng thống Juan Manuel Santos ngày 19/11 cho biết Colombia không chấp nhận phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) vì cơ quan này mắc “sai lầm nghiêm trọng” khi đưa ra một phân định biên giới trên biển mới giữa nước ông và Nicaragua.
Phán quyết được tòa đưa ra cùng ngày nêu rõ Colombia được tiếp tục thực hiện chủ quyền đối với 7 cù lao - đang tranh chấp với Nicaragua - thuộc quần đảo San Andrés tại biển Caribe, thế nhưng không có chủ quyền đối với gần 40% lãnh hải đã thực hiện chủ quyền trước khi phán quyết được đưa ra.
Trước đó, năm 2007, ICJ đã ra phán quyết khẳng định các đảo San Andrés, Providencia và Santa Catalina thuộc chủ quyền của Colombia.
Phán quyết mang tính chung thẩm trên đã chấm dứt vụ kiện kéo dài 11 năm giữa hai nước do Nicaragua đưa ra tại ICJ năm 2001 vì không chấp nhận đường biên giới trên biển theo Hiệp ước Esguerra-Bárcenas ký với Colombia năm 1928.
Từ năm 1980, hai nước rơi vào xung đột ngoại giao và chính trị, sau khi Nicaragua chấm dứt hiệp ước trên với lý do văn kiện này được ký dưới thời chiếm đóng của Mỹ và gây bất lợi cho Managua.
Theo hiệp ước, Nicaragua nhượng cho Colombia các đảo San Andrés và Providencia, hai đảo lớn nhất của quần đảo San Andrés, và kinh tuyến 82 là biên giới trên biển giữa hai nước. Xung đột ngoại giao liên quan tới vấn đề này lên tới đỉnh điểm năm 2002, khi Nicaragua gọi thầu quốc tế để khai thác dầu mỏ tài vùng biển Colombia kiểm soát trên thực tế.
Trong một thông cáo, Tổng thống Santos cho rằng thay vì giới hạn trong việc phân định biên giới tại khu vực được quy định bởi Hiệp ước Esguerra-Bárcenas, tòa án có trụ sở tại Hahay, Hà Lan đã mở rộng đường phân định lên phía Bắc và xuống phía Nam của quần đảo San Andrés.
Theo ông, ICJ đã không tính đến yếu tố an ninh và việc tiếp cận một cách công bằng tới nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ông cho biết Colombia không loại trừ việc đưa ra các biện pháp hoặc cơ chế pháp lý quốc tế để bảo vệ quyền lợi của mình.
Trong khi đó, các quan chức Nicaragua đã đưa ra những lời bình luận thể hiện sự hài lòng với phán quyết của ICJ. Đại diện của Nicaragua tại ICJ, ông Carlos Argüello, khẳng định phán quyết đã đem lại kết quả tốt nhất có thể./.
Phán quyết được tòa đưa ra cùng ngày nêu rõ Colombia được tiếp tục thực hiện chủ quyền đối với 7 cù lao - đang tranh chấp với Nicaragua - thuộc quần đảo San Andrés tại biển Caribe, thế nhưng không có chủ quyền đối với gần 40% lãnh hải đã thực hiện chủ quyền trước khi phán quyết được đưa ra.
Trước đó, năm 2007, ICJ đã ra phán quyết khẳng định các đảo San Andrés, Providencia và Santa Catalina thuộc chủ quyền của Colombia.
Phán quyết mang tính chung thẩm trên đã chấm dứt vụ kiện kéo dài 11 năm giữa hai nước do Nicaragua đưa ra tại ICJ năm 2001 vì không chấp nhận đường biên giới trên biển theo Hiệp ước Esguerra-Bárcenas ký với Colombia năm 1928.
Từ năm 1980, hai nước rơi vào xung đột ngoại giao và chính trị, sau khi Nicaragua chấm dứt hiệp ước trên với lý do văn kiện này được ký dưới thời chiếm đóng của Mỹ và gây bất lợi cho Managua.
Theo hiệp ước, Nicaragua nhượng cho Colombia các đảo San Andrés và Providencia, hai đảo lớn nhất của quần đảo San Andrés, và kinh tuyến 82 là biên giới trên biển giữa hai nước. Xung đột ngoại giao liên quan tới vấn đề này lên tới đỉnh điểm năm 2002, khi Nicaragua gọi thầu quốc tế để khai thác dầu mỏ tài vùng biển Colombia kiểm soát trên thực tế.
Trong một thông cáo, Tổng thống Santos cho rằng thay vì giới hạn trong việc phân định biên giới tại khu vực được quy định bởi Hiệp ước Esguerra-Bárcenas, tòa án có trụ sở tại Hahay, Hà Lan đã mở rộng đường phân định lên phía Bắc và xuống phía Nam của quần đảo San Andrés.
Theo ông, ICJ đã không tính đến yếu tố an ninh và việc tiếp cận một cách công bằng tới nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ông cho biết Colombia không loại trừ việc đưa ra các biện pháp hoặc cơ chế pháp lý quốc tế để bảo vệ quyền lợi của mình.
Trong khi đó, các quan chức Nicaragua đã đưa ra những lời bình luận thể hiện sự hài lòng với phán quyết của ICJ. Đại diện của Nicaragua tại ICJ, ông Carlos Argüello, khẳng định phán quyết đã đem lại kết quả tốt nhất có thể./.
(TTXVN)