Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 15/3 đã kêu gọi các nước "bình tĩnh" trong việc đánh giá về độ rủi ro của điện hạt nhân sau sự cố tại nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản, đồng thời nhấn mạnh rằng thế giới không thể đạt mục tiêu cắt giảm khí thải cácbon nếu không dựa vào nguồn năng lượng này.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Oslo, Na Uy, Giám đốc IEA Nobuo Tanaka cho biết sau sự cố nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản, cộng đồng quốc tế đang ngày càng lo ngại về độ an toàn của điện hạt nhân, song dường như quên mất vai trò quan trọng của nguồn năng lượng này.
Ông kêu gọi các chính phủ, các chuyên gia nên kiên nhẫn chờ cho đến khi thu thập đủ thông tin để đưa ra đánh giá đầy đủ và từ đó có thể rút ra các bài học trong việc sử dụng điện hạt nhân.
Ông cho rằng việc các nước dừng các dự án điện hạt nhân sẽ ảnh hưởng lớn tới nỗ lực giảm khí thải cácbon và chống hiện tượng ấm lên trên toàn cầu.
Theo IEA, điện hạt nhân, gần như không thải ra các khí gây hiệu ứng nhà kính, chiếm khoảng 13,5% sản lượng điện toàn thế giới năm 2008.
Ngày càng có nhiều nước xem xét sử dụng điện hạt nhân như một nguồn năng lượng sạch thay thế cho các loại nhiên liệu hoá thạch vốn thải nhiều khí cácbon.
Cùng ngày, tại Ankara, phát biểu trước khi lên đường sang thăm Nga, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ R.Tayyip Erdogan tuyên bố nước này sẽ không huỷ bỏ kế hoạch xây dựng các nhà máy điện hạt nhân bất chấp những sự cố hạt nhân đang xảy ra ở Nhật Bản.
Ông nói: "Chúng tôi muốn hoàn thành các nhà máy này càng sớm càng tốt". Tuy nhiên, ông Écđôgan cũng đề nghị tăng cường các tiêu chuẩn an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân dự kiến sẽ được xây dựng ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Phát biểu sau cuộc gặp Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) Herman Van Rompuy đang ở thăm Warsaw, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho rằng năng lượng và việc đa dạng hóa các nguồn năng lượng là rất quan trọng, song phải đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu trong việc xem xét xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tương lai.
Hãng thông tấn Ba Lan PAP dẫn lời một quan chức cấp cao nước này cho biết Ba Lan vẫn quyết tâm thực thi chương trình phát triển điện hạt nhân dù đang xảy ra sự cố hạt nhân ở Nhật Bản.
Các quan chức Armenia ngày 15/3 đã trấn an dư luận trong nước rằng nhà máy điện hạt nhân của nước này, được xây dựng từ năm 1976, cách thủ đô Yerevan 30km, vẫn hoạt động bình thường và không cần phải áp dụng thêm các biện pháp an toàn.
Trong khi đó, tại Minsk ngày 15/3, Nga và Belarus đã ký thỏa thuận thúc đẩy một kế hoạch bị trì hoãn từ lâu về việc Nga giúp xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở Bêlarút trị giá 9,4 tỷ USD.
Thỏa thuận này được đưa ra đúng thời điểm EU quyết định kiểm tra độ an toàn các nhà máy điện hạt nhân trong khu vực sau sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản.
Tại cuộc họp khẩn cấp ngày 15/3 ở Brussels, quan chức ngành năng lượng và hạt nhân các nước EU đã nhất trí tiến hành kiểm tra độ an toàn của tất cả 143 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động tại 14 nước thành viên.
Ủy viên Năng lượng EU Gunther Oettinger cho rằng việc kiểm tra độ an toàn hạt nhân sẽ giải tỏa mối lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn, trong đó có động đất, sóng thần và tấn công khủng bố.
Ngoài ra, EU cũng sẽ kiểm tra độ bền của hệ thống làm mát của các lò phản ứng hạt nhân này dựa trên những vấn đề xảy ra đối với hệ thống làm mát tại nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản.
Tại Paris, Thủ tướng Pháp Francois Fillon đã ra lệnh kiểm tra an toàn đối với tất cả 58 lò phản ứng hạt nhân ở nước này, đặc biệt khả năng chống đỡ của các nhà máy này đối với động đất hay lũ lụt.
Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel tuyên bố nước này tạm thời đóng cửa 7 lò phản ứng hạt nhân vận hành từ năm 1980 trong vòng ba tháng để rà soát lại mức độ an toàn của các lò này./.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Oslo, Na Uy, Giám đốc IEA Nobuo Tanaka cho biết sau sự cố nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản, cộng đồng quốc tế đang ngày càng lo ngại về độ an toàn của điện hạt nhân, song dường như quên mất vai trò quan trọng của nguồn năng lượng này.
Ông kêu gọi các chính phủ, các chuyên gia nên kiên nhẫn chờ cho đến khi thu thập đủ thông tin để đưa ra đánh giá đầy đủ và từ đó có thể rút ra các bài học trong việc sử dụng điện hạt nhân.
Ông cho rằng việc các nước dừng các dự án điện hạt nhân sẽ ảnh hưởng lớn tới nỗ lực giảm khí thải cácbon và chống hiện tượng ấm lên trên toàn cầu.
Theo IEA, điện hạt nhân, gần như không thải ra các khí gây hiệu ứng nhà kính, chiếm khoảng 13,5% sản lượng điện toàn thế giới năm 2008.
Ngày càng có nhiều nước xem xét sử dụng điện hạt nhân như một nguồn năng lượng sạch thay thế cho các loại nhiên liệu hoá thạch vốn thải nhiều khí cácbon.
Cùng ngày, tại Ankara, phát biểu trước khi lên đường sang thăm Nga, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ R.Tayyip Erdogan tuyên bố nước này sẽ không huỷ bỏ kế hoạch xây dựng các nhà máy điện hạt nhân bất chấp những sự cố hạt nhân đang xảy ra ở Nhật Bản.
Ông nói: "Chúng tôi muốn hoàn thành các nhà máy này càng sớm càng tốt". Tuy nhiên, ông Écđôgan cũng đề nghị tăng cường các tiêu chuẩn an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân dự kiến sẽ được xây dựng ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Phát biểu sau cuộc gặp Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) Herman Van Rompuy đang ở thăm Warsaw, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho rằng năng lượng và việc đa dạng hóa các nguồn năng lượng là rất quan trọng, song phải đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu trong việc xem xét xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tương lai.
Hãng thông tấn Ba Lan PAP dẫn lời một quan chức cấp cao nước này cho biết Ba Lan vẫn quyết tâm thực thi chương trình phát triển điện hạt nhân dù đang xảy ra sự cố hạt nhân ở Nhật Bản.
Các quan chức Armenia ngày 15/3 đã trấn an dư luận trong nước rằng nhà máy điện hạt nhân của nước này, được xây dựng từ năm 1976, cách thủ đô Yerevan 30km, vẫn hoạt động bình thường và không cần phải áp dụng thêm các biện pháp an toàn.
Trong khi đó, tại Minsk ngày 15/3, Nga và Belarus đã ký thỏa thuận thúc đẩy một kế hoạch bị trì hoãn từ lâu về việc Nga giúp xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở Bêlarút trị giá 9,4 tỷ USD.
Thỏa thuận này được đưa ra đúng thời điểm EU quyết định kiểm tra độ an toàn các nhà máy điện hạt nhân trong khu vực sau sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản.
Tại cuộc họp khẩn cấp ngày 15/3 ở Brussels, quan chức ngành năng lượng và hạt nhân các nước EU đã nhất trí tiến hành kiểm tra độ an toàn của tất cả 143 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động tại 14 nước thành viên.
Ủy viên Năng lượng EU Gunther Oettinger cho rằng việc kiểm tra độ an toàn hạt nhân sẽ giải tỏa mối lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn, trong đó có động đất, sóng thần và tấn công khủng bố.
Ngoài ra, EU cũng sẽ kiểm tra độ bền của hệ thống làm mát của các lò phản ứng hạt nhân này dựa trên những vấn đề xảy ra đối với hệ thống làm mát tại nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản.
Tại Paris, Thủ tướng Pháp Francois Fillon đã ra lệnh kiểm tra an toàn đối với tất cả 58 lò phản ứng hạt nhân ở nước này, đặc biệt khả năng chống đỡ của các nhà máy này đối với động đất hay lũ lụt.
Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel tuyên bố nước này tạm thời đóng cửa 7 lò phản ứng hạt nhân vận hành từ năm 1980 trong vòng ba tháng để rà soát lại mức độ an toàn của các lò này./.
(TTXVN/Vietnam+)