Nhân Ngày Thế giới vì an toàn và sức khoẻ tại nơi làm việc (28/4), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã kêu gọi áp dụng trên toàn cầu các chế độ quản lý an toàn và sức khỏe người lao động tại nơi làm việc (OSHMS).
Nghiên cứu mới nhất của ILO công bố ngày 26/4 đã đề xuất đường lối từng bước áp dụng OSHMS, các phương thức áp dụng cụ thể ở cấp quốc gia và cơ sở, đặc biệt trong những ngành có rủi ro nghề nghiệp cao.
ILO khẳng định áp dụng các chế độ này là biện pháp sống còn để giảm tai nạn lao động và các bệnh liên quan tới nghề nghiệp.
Nghiên cứu của ILO nhấn mạnh các chế độ OSHMS đã trở nên phổ biến và được áp dụng tại nhiều nơi làm việc trong thập kỷ qua.
Với sự tham gia tích cực của các đối tượng, chế độ OSHMS sẽ trở thành giải pháp thực tiễn để cải thiện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động tại nơi làm việc.
Ngày Thế giới vì sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc năm 2001 sẽ được Liên hợp quốc tổ chức trên khắp các châu lục với các hoạt động nhấn mạnh giá trị của các chế độ quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp nhằm không ngừng tăng cường phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tại nơi làm việc.
Theo số liệu của ILO, trung bình hàng năm thế giới có tới 337 triệu vụ tai nạn nghề nghiệp làm 2,3 triệu người chết. Tính trung bình mỗi ngày trên toàn cầu có tới 6.300 người chết do tại nạn nghề nghiệp./.
Nghiên cứu mới nhất của ILO công bố ngày 26/4 đã đề xuất đường lối từng bước áp dụng OSHMS, các phương thức áp dụng cụ thể ở cấp quốc gia và cơ sở, đặc biệt trong những ngành có rủi ro nghề nghiệp cao.
ILO khẳng định áp dụng các chế độ này là biện pháp sống còn để giảm tai nạn lao động và các bệnh liên quan tới nghề nghiệp.
Nghiên cứu của ILO nhấn mạnh các chế độ OSHMS đã trở nên phổ biến và được áp dụng tại nhiều nơi làm việc trong thập kỷ qua.
Với sự tham gia tích cực của các đối tượng, chế độ OSHMS sẽ trở thành giải pháp thực tiễn để cải thiện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động tại nơi làm việc.
Ngày Thế giới vì sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc năm 2001 sẽ được Liên hợp quốc tổ chức trên khắp các châu lục với các hoạt động nhấn mạnh giá trị của các chế độ quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp nhằm không ngừng tăng cường phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tại nơi làm việc.
Theo số liệu của ILO, trung bình hàng năm thế giới có tới 337 triệu vụ tai nạn nghề nghiệp làm 2,3 triệu người chết. Tính trung bình mỗi ngày trên toàn cầu có tới 6.300 người chết do tại nạn nghề nghiệp./.
(TTXVN/Vietnam+)