Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde ngày 24/9 đã lên tiếng hối thúc Mỹ và châu Âu đẩy nhanh các quyết định chính trị, để giúp thúc đẩy đà phục hồi vẫn còn yếu của kinh tế toàn cầu. Xác định còn nhiều rủi ro, trong cuộc họp vào tháng tới tại Nhật Bản, IMF dự định có thể phải hạ thấp mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Phát biểu tại thủ đô Washington, Mỹ, bà Lagarde khẳng định diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu, chính sách tài chính bế tắc tại chính trường Mỹ trong năm bầu cử và sự phát triển chậm lại của các nền kinh tế châu Á đang làm chậm đà phục hồi của kinh tế thế giới.
Theo bà Lagarde, kinh tế toàn cầu vẫn đang tiếp tục phục hồi từng bước, nhưng đà phục hồi này có thể yếu hơn so với mức dự báo hồi tháng 7 vừa qua.
Người đứng đầu IMF xác định cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) là nguy cơ lớn nhất đe dọa đà phục hồi kinh tế toàn cầu.
Hiện nay, Đức và Pháp, hai nền kinh tế lớn nhất Eurozone, vẫn bất đồng về biện pháp giải quyết "cơn bão nợ," nhất là về việc thiết lập một liên minh ngân hàng tại Eurozone, nhằm giám sát chung các ngân hàng trong khu vực.
Bên cạnh đó, tình trạng bế tắc trong chính sách tài chính của Mỹ cũng đã trở thành một mối lo thực sự. Sự phát triển chậm lại của các nền kinh tế đang phát triển, nhất là tại châu Á, tình trạng bất ổn chính trị tại Trung Đông cộng với mối lo ngại tại các nước nghèo về tình trạng giá thực phẩm leo thang 20% kể từ tháng 6 vừa qua cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với kinh tế toàn cầu trong những tháng tới.
Hồi tháng 7, IMF giữ nguyên mức dự báo tăng GDP toàn cầu năm 2012 là 3,5%, nhưng hạ thấp mức tăng GDP năm 2013 từ 4,1% xuống 3,9%.
Phát biểu tại thủ đô Washington, Mỹ, bà Lagarde khẳng định diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu, chính sách tài chính bế tắc tại chính trường Mỹ trong năm bầu cử và sự phát triển chậm lại của các nền kinh tế châu Á đang làm chậm đà phục hồi của kinh tế thế giới.
Theo bà Lagarde, kinh tế toàn cầu vẫn đang tiếp tục phục hồi từng bước, nhưng đà phục hồi này có thể yếu hơn so với mức dự báo hồi tháng 7 vừa qua.
Người đứng đầu IMF xác định cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) là nguy cơ lớn nhất đe dọa đà phục hồi kinh tế toàn cầu.
Hiện nay, Đức và Pháp, hai nền kinh tế lớn nhất Eurozone, vẫn bất đồng về biện pháp giải quyết "cơn bão nợ," nhất là về việc thiết lập một liên minh ngân hàng tại Eurozone, nhằm giám sát chung các ngân hàng trong khu vực.
Bên cạnh đó, tình trạng bế tắc trong chính sách tài chính của Mỹ cũng đã trở thành một mối lo thực sự. Sự phát triển chậm lại của các nền kinh tế đang phát triển, nhất là tại châu Á, tình trạng bất ổn chính trị tại Trung Đông cộng với mối lo ngại tại các nước nghèo về tình trạng giá thực phẩm leo thang 20% kể từ tháng 6 vừa qua cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với kinh tế toàn cầu trong những tháng tới.
Hồi tháng 7, IMF giữ nguyên mức dự báo tăng GDP toàn cầu năm 2012 là 3,5%, nhưng hạ thấp mức tăng GDP năm 2013 từ 4,1% xuống 3,9%.
Thái Hùng (TTXVN)