Ngày 23/3, các nước đối tác của Hy Lạp trong khu vực đồng euro đã gần đạt được thỏa thuận trao cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vai trò "trung tâm" trong việc trợ giúp Athens thoát khỏi khó khăn hiện nay, thay vì nước này phải chịu các hình thức trừng phạt nghiêm khắc do vi phạm qui định về ngân sách trong khu vực.
Đây được xem là một động thái tích cực của châu Âu trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) ngày 25-26/3 bàn về cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp.
Đức, nước vốn phản đối kịch liệt gói cứu trợ dự phòng dành cho Hy Lạp, lần đầu tiên đã phát tín hiệu cho biết có thể chấp nhận gói cứu trợ tài chính cho Athens như "một giải pháp cuối cùng" với điều kiện có sự tham gia của IMF.
Tuy nhiên, phát biểu trước Quốc hội Đức ngày 23/3, Thủ tướng Angela Merkel cho rằng để nhận gói cứu trợ này, Hy Lạp phải tuân thủ một số điều kiện cụ thể như: Chưa được phép tiếp cận các thị trường tín dụng; IMF phải đóng góp một phần đáng kể trong bất kỳ gói cứu trợ nào.
Và đặc biệt các nước thành viên EU phải đồng ý sẽ đàm phán "những nguyên tắc bổ sung" nhằm kiện toàn các quy định tài chính về ngân sách hiện nay vốn đã không ngăn được Hy Lạp rơi vào cuộc khủng hoảng nợ và thâm hụt ngân sách.
Trước đó, Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) Angel Gurria cũng cho rằng, việc phối hợp biện pháp hỗ trợ của IMF và EU cho Hy Lạp là cách tốt nhất để quốc gia ngập trong nợ nần này có thể đối phó với cuộc khủng hoảng nợ.
Theo ông Gurria, Hy Lạp không thể tự thoát khỏi khủng hoảng cho dù đã áp dụng một số biện pháp "thắt lưng buộc bụng."
Hy Lạp cũng là thành viên của IMF nên có thể yêu cầu giúp đỡ trong bối cảnh có nhiều nước cũng đã hướng tới quỹ này.
Văn phòng của Chủ tịch EU cho biết, Chủ tịch Herman van Rompuy đang lên kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh quy mô nhỏ trong tuần này với sự tham gia của lãnh đạo các nước thành viên khu vực đồng euro nhằm tìm phương thức cứu Hy Lạp thoát khỏi nợ nần.
Trước đó, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero cũng đã đưa ra lời kêu gọi chung về việc tổ chức những cuộc thương thảo khẩn cấp trước hội nghị thượng đỉnh EU./.
Đây được xem là một động thái tích cực của châu Âu trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) ngày 25-26/3 bàn về cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp.
Đức, nước vốn phản đối kịch liệt gói cứu trợ dự phòng dành cho Hy Lạp, lần đầu tiên đã phát tín hiệu cho biết có thể chấp nhận gói cứu trợ tài chính cho Athens như "một giải pháp cuối cùng" với điều kiện có sự tham gia của IMF.
Tuy nhiên, phát biểu trước Quốc hội Đức ngày 23/3, Thủ tướng Angela Merkel cho rằng để nhận gói cứu trợ này, Hy Lạp phải tuân thủ một số điều kiện cụ thể như: Chưa được phép tiếp cận các thị trường tín dụng; IMF phải đóng góp một phần đáng kể trong bất kỳ gói cứu trợ nào.
Và đặc biệt các nước thành viên EU phải đồng ý sẽ đàm phán "những nguyên tắc bổ sung" nhằm kiện toàn các quy định tài chính về ngân sách hiện nay vốn đã không ngăn được Hy Lạp rơi vào cuộc khủng hoảng nợ và thâm hụt ngân sách.
Trước đó, Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) Angel Gurria cũng cho rằng, việc phối hợp biện pháp hỗ trợ của IMF và EU cho Hy Lạp là cách tốt nhất để quốc gia ngập trong nợ nần này có thể đối phó với cuộc khủng hoảng nợ.
Theo ông Gurria, Hy Lạp không thể tự thoát khỏi khủng hoảng cho dù đã áp dụng một số biện pháp "thắt lưng buộc bụng."
Hy Lạp cũng là thành viên của IMF nên có thể yêu cầu giúp đỡ trong bối cảnh có nhiều nước cũng đã hướng tới quỹ này.
Văn phòng của Chủ tịch EU cho biết, Chủ tịch Herman van Rompuy đang lên kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh quy mô nhỏ trong tuần này với sự tham gia của lãnh đạo các nước thành viên khu vực đồng euro nhằm tìm phương thức cứu Hy Lạp thoát khỏi nợ nần.
Trước đó, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero cũng đã đưa ra lời kêu gọi chung về việc tổ chức những cuộc thương thảo khẩn cấp trước hội nghị thượng đỉnh EU./.
(TTXVN/Vietnam+)