Chính phủ Indonesia đang tích cực đẩy nhanh phát triển năng lượng địa nhiệt để thay thế nhiên liệu hóa thạch có mức tiêu thụ đang ngày một tăng.
Tổng vụ trưởng Bảo tồn năng lượng và Năng lượng tái tạo, Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia, Rida Mulyana cho biết Bộ này sẽ tăng cường phối hợp và hợp tác với các cơ quan liên quan đẩy nhanh sự phát triển của năng lượng địa nhiệt để có thể giảm mức tiêu thụ nhiên liệu.
Bà Rida Mulyana nói rằng Chính phủ Indonesia sẽ nỗ lực hoàn thành chương trình phát triển 28 nhà máy điện địa nhiệt, và các cơ sở năng lượng này khi đi vào hoạt động sẽ giúp cải thiện đáng kể cán cân thương mại, bởi quốc gia “Vạn đảo” đã lần đầu tiên trong lịch sử của mình bị thâm hụt thương mại tới 1,63 tỷ USD trong năm 2012, chủ yếu do nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt cùng kỳ tăng mạnh từ 40,7 tỷ USD năm 2011 lên 42,56 tỷ USD.
Bà Rida Mulyana cho biết thêm rằng Chính phủ Indonesia đang dành ưu tiên cho việc nghiên cứu và triển khai các dự án phát triển các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo (EBT), như thủy điện, địa nhiệt, năng lượng Mặt Trời, gió, hay sinh khối, bởi đây chính là các nguồn năng lượng của tương lai, đồng thời để hoàn thành mục tiêu nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng tiêu thụ của đất nước lên 25%./.
Tổng vụ trưởng Bảo tồn năng lượng và Năng lượng tái tạo, Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia, Rida Mulyana cho biết Bộ này sẽ tăng cường phối hợp và hợp tác với các cơ quan liên quan đẩy nhanh sự phát triển của năng lượng địa nhiệt để có thể giảm mức tiêu thụ nhiên liệu.
Bà Rida Mulyana nói rằng Chính phủ Indonesia sẽ nỗ lực hoàn thành chương trình phát triển 28 nhà máy điện địa nhiệt, và các cơ sở năng lượng này khi đi vào hoạt động sẽ giúp cải thiện đáng kể cán cân thương mại, bởi quốc gia “Vạn đảo” đã lần đầu tiên trong lịch sử của mình bị thâm hụt thương mại tới 1,63 tỷ USD trong năm 2012, chủ yếu do nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt cùng kỳ tăng mạnh từ 40,7 tỷ USD năm 2011 lên 42,56 tỷ USD.
Bà Rida Mulyana cho biết thêm rằng Chính phủ Indonesia đang dành ưu tiên cho việc nghiên cứu và triển khai các dự án phát triển các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo (EBT), như thủy điện, địa nhiệt, năng lượng Mặt Trời, gió, hay sinh khối, bởi đây chính là các nguồn năng lượng của tương lai, đồng thời để hoàn thành mục tiêu nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng tiêu thụ của đất nước lên 25%./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)