Ngày 22/1, phát biểu trong cuộc họp nội các tập trung chủ yếu vào việc xem xét chương trình xóa đói giảm nghèo do Ủy ban Kinh tế Quốc gia (KEN) soạn thảo, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã nhấn mạnh đến một thách thức lớn của nước này là bất bình đẳng gia tăng, khi khoảng cách giàu nghèo tiếp tục mở rộng.
Tổng thống Yudhoyono lưu ý rằng mặc dù nền kinh tế Indonesia tăng trưởng liên tục ở mức cao trong những năm qua đã giúp giảm bớt đói nghèo và cải thiện đời sống của nhân dân, song chênh lệch giữa người giàu và người nghèo cũng gia tăng.
Tổng thống Yudhoyono nêu rõ: "Nói về sự chênh lệch xã hội là nói về sự bất công. Mỗi người dân đều cần được hưởng lợi công bằng từ sự phát triển của đất nước và tăng trưởng kinh tế của một quốc gia cần đảm bảo không bị trả giá bằng sự bất bình đẳng và phân hóa xã hội gia tăng."
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,3%, Indonesia là một trong ba quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong năm 2012, cùng với Ấn Độ và Trung Quốc.
Theo kế hoạch ngân sách nhà nước năm 2013, con số này có thể đạt 6,8% năm 2013, sẽ đưa Indonesia trở thành nước có mức tăng trưởng kinh tế cao thứ hai thế giới, sau Trung Quốc.
Tuy nhiên, có những ý kiến chỉ trích nói rằng Chính phủ Indonesia đã thất bại trong việc phân phối các thành quả của sự tăng trưởng và chuyển những cải thiện kinh tế thành các cấp độ phúc lợi tốt hơn cho người nghèo.
Theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), năm 2011 Indonesia đã tụt xuống vị trí 124 trong tổng số 187 quốc gia về Chỉ số phát triển con người (HDI), với số điểm là 0,617, từ vị trí 108 năm 2010, và trong số các nước ASEAN, Indonesia chỉ đứng trên nhóm 4 nước thành viên mới./.
Tổng thống Yudhoyono lưu ý rằng mặc dù nền kinh tế Indonesia tăng trưởng liên tục ở mức cao trong những năm qua đã giúp giảm bớt đói nghèo và cải thiện đời sống của nhân dân, song chênh lệch giữa người giàu và người nghèo cũng gia tăng.
Tổng thống Yudhoyono nêu rõ: "Nói về sự chênh lệch xã hội là nói về sự bất công. Mỗi người dân đều cần được hưởng lợi công bằng từ sự phát triển của đất nước và tăng trưởng kinh tế của một quốc gia cần đảm bảo không bị trả giá bằng sự bất bình đẳng và phân hóa xã hội gia tăng."
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,3%, Indonesia là một trong ba quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong năm 2012, cùng với Ấn Độ và Trung Quốc.
Theo kế hoạch ngân sách nhà nước năm 2013, con số này có thể đạt 6,8% năm 2013, sẽ đưa Indonesia trở thành nước có mức tăng trưởng kinh tế cao thứ hai thế giới, sau Trung Quốc.
Tuy nhiên, có những ý kiến chỉ trích nói rằng Chính phủ Indonesia đã thất bại trong việc phân phối các thành quả của sự tăng trưởng và chuyển những cải thiện kinh tế thành các cấp độ phúc lợi tốt hơn cho người nghèo.
Theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), năm 2011 Indonesia đã tụt xuống vị trí 124 trong tổng số 187 quốc gia về Chỉ số phát triển con người (HDI), với số điểm là 0,617, từ vị trí 108 năm 2010, và trong số các nước ASEAN, Indonesia chỉ đứng trên nhóm 4 nước thành viên mới./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)