Indonesia đã đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc Liên minh châu Âu (EU) áp thuế chống bán phá giá lên sản phẩm cồn béo nhập khẩu từ nước này.
Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn lời Vụ trưởng An ninh Thương mại, Bộ Thương mại Indonesia, ông Ernawati cho biết chính phủ nước này đã đề nghị WTO làm trung gian tư vấn giai đoạn đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp với EU.
Theo ông Ernawati, EU đã áp dụng mức thuế chống bán phá giá không công bằng, chẳng hạn áp thuế 55,94 USD/tấn đối với sản phẩm cồn béo của công ty PT Mas Musim, song các sản phẩm tương tự của các công ty Indonesia khác vẫn phải chịu mức thuế chống bán phá giá tới 80,34 USD/tấn.
Ông Ernawati nhấn mạnh rằng Inđônêxia và EU cần thảo luận về việc tính toán biên độ phá giá được áp dụng, do sự phân biệt vô căn cứ này đã gây thiệt hại cho các doanh nghiệp của Indonesia cũng như các đối tác nhập khẩu của EU.
EU đã áp thuế chống bán phá giá nhập khẩu đối với sản phẩm cồn béo nhập khẩu từ Ấn Độ, Indonesia và Malaysia hồi tháng 11 năm ngoái vì cho rằng mặt hàng này đã được bán sang EU với giá dưới chi phí sản xuất hoặc thấp hơn giá bán trong nước của khối 27 quốc gia thành viên này.
Hiện mức thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với sản phẩm của Malaysia là 35,19-61,01 USD/tấn và với Ấn Độ là 46,98-86,99 USD/tấn. Cồn béo là sản phẩm có nguồn gốc từ dầu cọ, được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm hóa học khác nhau như mỹ phẩm, xà phòng và dầu gội đầu.
Indonesia là một trong những nhà sản xuất dầu cọ nói chung và cồn béo nói riêng lớn nhất thế giới. Xuất khẩu cồn béo của Indonesia đã tăng mạnh từ 17,24 triệu tấn (trị giá 22,11 triệu USD) năm 2005, lên 41,12 triệu tấn (42,73 triệu USD) năm 2009. Tranh cãi về việc áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cồn béo là vụ mới nhất trong hàng loạt tranh chấp thương mại giữa các nền kinh tế đang nổi và các nền kinh tế phát triển trên thế giới./.
Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn lời Vụ trưởng An ninh Thương mại, Bộ Thương mại Indonesia, ông Ernawati cho biết chính phủ nước này đã đề nghị WTO làm trung gian tư vấn giai đoạn đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp với EU.
Theo ông Ernawati, EU đã áp dụng mức thuế chống bán phá giá không công bằng, chẳng hạn áp thuế 55,94 USD/tấn đối với sản phẩm cồn béo của công ty PT Mas Musim, song các sản phẩm tương tự của các công ty Indonesia khác vẫn phải chịu mức thuế chống bán phá giá tới 80,34 USD/tấn.
Ông Ernawati nhấn mạnh rằng Inđônêxia và EU cần thảo luận về việc tính toán biên độ phá giá được áp dụng, do sự phân biệt vô căn cứ này đã gây thiệt hại cho các doanh nghiệp của Indonesia cũng như các đối tác nhập khẩu của EU.
EU đã áp thuế chống bán phá giá nhập khẩu đối với sản phẩm cồn béo nhập khẩu từ Ấn Độ, Indonesia và Malaysia hồi tháng 11 năm ngoái vì cho rằng mặt hàng này đã được bán sang EU với giá dưới chi phí sản xuất hoặc thấp hơn giá bán trong nước của khối 27 quốc gia thành viên này.
Hiện mức thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với sản phẩm của Malaysia là 35,19-61,01 USD/tấn và với Ấn Độ là 46,98-86,99 USD/tấn. Cồn béo là sản phẩm có nguồn gốc từ dầu cọ, được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm hóa học khác nhau như mỹ phẩm, xà phòng và dầu gội đầu.
Indonesia là một trong những nhà sản xuất dầu cọ nói chung và cồn béo nói riêng lớn nhất thế giới. Xuất khẩu cồn béo của Indonesia đã tăng mạnh từ 17,24 triệu tấn (trị giá 22,11 triệu USD) năm 2005, lên 41,12 triệu tấn (42,73 triệu USD) năm 2009. Tranh cãi về việc áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cồn béo là vụ mới nhất trong hàng loạt tranh chấp thương mại giữa các nền kinh tế đang nổi và các nền kinh tế phát triển trên thế giới./.
(TTXVN)