Số liệu chính thức của Cơ quan Thống kê Trung ương Indonesia (BPS) cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 4/2012 tăng 0,21%, cao hơn nhiều so với mức 0,07% vào tháng 3/2012.
Tính trong bốn tháng đầu năm nay, chỉ số lạm phát là 1,09%, còn nếu tính từ tháng 4/2011, chỉ số lạm phát đã tăng lên đến 4,5%.
Giới chuyên gia đánh giá, dù chỉ số lạm phát ở Indonesia hiện nay vẫn thấp so với khu vực, song có thể sẽ tăng mạnh vào cuối năm, nếu giá nhiên liệu trợ cấp tăng 33%.
Giám đốc BPS, ông Suryamin, cho rằng lạm phát diễn biến theo đà tăng thời gian qua là do tâm lý giới cung ứng hàng tiêu dùng chủ chốt quan ngại trước khả năng chính phủ sẽ tăng giá nhiên liệu trợ cấp vào khoảng tháng Sáu hoặc tháng Bảy, dù hiện tại chưa được phép theo như điều kiện mà Hạ viện quyết định. Thực tế, nhiều loại lương thực chủ chốt, như gạo và dầu ăn đã bị thương lái và giới kinh doanh tăng giá.
Nhằm giữ mức tiêu thụ nhiên liệu trợ cấp năm 2012 không vượt hạn ngạch 40 triệu kilô lít - tương đương 225,35 nghìn tỷ rupiah (Rp) mà Hạ viện đã thông qua, chính phủ Indonesia một mặt chuẩn bị ban hành chính sách cấm xe ôtô có dung tích máy trên 1.500 cc mua nhiên liệu với giá trợ cấp (4.500 Rp (50 xu Mỹ)/lít, đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường để có thể tăng giá nhiên liệu trợ cấp lên khoảng 6.000 Rp trong trường hợp giá dầu thô cơ bản Indonesia (ICP) trung bình sáu tháng cao hơn 15% so với mức dự toán 105 USD/thùng.
Mặt khác, để đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát khoảng 6,8% và ổn định kinh tế vĩ mô trong năm nay, giới chuyên gia kinh tế sở tại nhận định, Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) có thể sẽ thắt chặt các chính sách tiền tệ, nhưng không tăng lãi suất cơ bản hiện ở mức 5,75%.
Các biện pháp mà BI có thể áp dụng là tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại, can thiệp thị trường ngoại hối để giữ ổn định tỷ giá đồng nội tệ Rp và phát hành trái phiếu chính phủ./.
Tính trong bốn tháng đầu năm nay, chỉ số lạm phát là 1,09%, còn nếu tính từ tháng 4/2011, chỉ số lạm phát đã tăng lên đến 4,5%.
Giới chuyên gia đánh giá, dù chỉ số lạm phát ở Indonesia hiện nay vẫn thấp so với khu vực, song có thể sẽ tăng mạnh vào cuối năm, nếu giá nhiên liệu trợ cấp tăng 33%.
Giám đốc BPS, ông Suryamin, cho rằng lạm phát diễn biến theo đà tăng thời gian qua là do tâm lý giới cung ứng hàng tiêu dùng chủ chốt quan ngại trước khả năng chính phủ sẽ tăng giá nhiên liệu trợ cấp vào khoảng tháng Sáu hoặc tháng Bảy, dù hiện tại chưa được phép theo như điều kiện mà Hạ viện quyết định. Thực tế, nhiều loại lương thực chủ chốt, như gạo và dầu ăn đã bị thương lái và giới kinh doanh tăng giá.
Nhằm giữ mức tiêu thụ nhiên liệu trợ cấp năm 2012 không vượt hạn ngạch 40 triệu kilô lít - tương đương 225,35 nghìn tỷ rupiah (Rp) mà Hạ viện đã thông qua, chính phủ Indonesia một mặt chuẩn bị ban hành chính sách cấm xe ôtô có dung tích máy trên 1.500 cc mua nhiên liệu với giá trợ cấp (4.500 Rp (50 xu Mỹ)/lít, đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường để có thể tăng giá nhiên liệu trợ cấp lên khoảng 6.000 Rp trong trường hợp giá dầu thô cơ bản Indonesia (ICP) trung bình sáu tháng cao hơn 15% so với mức dự toán 105 USD/thùng.
Mặt khác, để đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát khoảng 6,8% và ổn định kinh tế vĩ mô trong năm nay, giới chuyên gia kinh tế sở tại nhận định, Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) có thể sẽ thắt chặt các chính sách tiền tệ, nhưng không tăng lãi suất cơ bản hiện ở mức 5,75%.
Các biện pháp mà BI có thể áp dụng là tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại, can thiệp thị trường ngoại hối để giữ ổn định tỷ giá đồng nội tệ Rp và phát hành trái phiếu chính phủ./.
Anh Ngọc (TTXVN)