Hội đồng Cao su Indonesia (DKI) đã chỉ đạo các nhà sản xuất cao su tạm ngừng xuất khẩu nếu giá mặt hàng này giảm xuống dưới mức 3 USD/kg.
Chủ tịch DKI Azis Pane nói rằng động thái trên là nhằm ngăn chặn giá cao su tự nhiên trên thị trường quốc tế tiếp tục đà giảm giá.
Hiện nay, giá cao su được giao dịch ở mức 3,40 USD/kg, sau khi giảm 32,35% từ mức 4,50 USD/kg hồi đầu năm nay.
Ông Azis Pane cho hay ngày 14/11 vừa qua, Hội đồng cao su quốc tế ba bên (ITRC) - bao gồm ba nhà sản xuất cao su lớn nhất thế giới là Thái Lan, Indonesia và Malaysia - đã nhất trí thiết lập giá cao su ở mức 3,50 USD/kg và sẽ trì hoãn khai thác, hạn chế xuất khẩu và tăng lưu kho nhằm giúp duy trì mức giá này.
Bên cạnh việc ngừng xuất khẩu, ITRC sẽ công bố danh sách đen những khách hàng phá hợp đồng mua bán, cũng như trì hoãn hợp đồng giao hàng.
Theo ông Azis Pane, nhu cầu cao su từ các nước bị khủng hoảng, Trung Quốc và Nhật Bản đã bắt đầu chậm lại với một số khách hàng có thể hủy các hợp đồng mua bán. Đà giảm nhu cầu có thể còn kéo dài và mạnh nhất trong quý 2/2012.
Tác động của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu và khó khăn của kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Indonesia khi thu hẹp nhu cầu nguyên liệu của các nhà sản xuất những sản phẩm sử dụng cao su, nhất là lốp xe.
Indonesia đứng thứ hai thế giới về sản lượng cao su, chiếm khoảng 30% nguồn cung cao su của thế giới hàng năm, với Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Đức và Canada là các thị trường xuất khẩu cao su chủ chốt của nước này.
Giám đốc điều hành IRA Suharto Honggokusumo cho biết xuất khẩu cao su tự nhiên của Indonesia có khả năng giảm xuống 500.000 tấn trong quý 4/2011, từ mức trung bình 600.000 tấn trong các quý trước đó, do nhu cầu yếu hơn, nhất là từ Trung Quốc - quốc gia chiếm tới 35% nhu cầu toàn cầu.
Tuy nhiên, ông Honggokusumo lạc quan cho rằng xuất khẩu cao su tự nhiên của nước này sẽ đạt 2,4 triệu tấn trong năm nay, tăng 9,1% so với năm 2010. Trong 9 tháng đầu năm nay, Indonesia đã xuất khẩu 1,94 triệu tấn cao su tự nhiên, tăng 14,12% so với cùng kỳ năm ngoái./.
Chủ tịch DKI Azis Pane nói rằng động thái trên là nhằm ngăn chặn giá cao su tự nhiên trên thị trường quốc tế tiếp tục đà giảm giá.
Hiện nay, giá cao su được giao dịch ở mức 3,40 USD/kg, sau khi giảm 32,35% từ mức 4,50 USD/kg hồi đầu năm nay.
Ông Azis Pane cho hay ngày 14/11 vừa qua, Hội đồng cao su quốc tế ba bên (ITRC) - bao gồm ba nhà sản xuất cao su lớn nhất thế giới là Thái Lan, Indonesia và Malaysia - đã nhất trí thiết lập giá cao su ở mức 3,50 USD/kg và sẽ trì hoãn khai thác, hạn chế xuất khẩu và tăng lưu kho nhằm giúp duy trì mức giá này.
Bên cạnh việc ngừng xuất khẩu, ITRC sẽ công bố danh sách đen những khách hàng phá hợp đồng mua bán, cũng như trì hoãn hợp đồng giao hàng.
Theo ông Azis Pane, nhu cầu cao su từ các nước bị khủng hoảng, Trung Quốc và Nhật Bản đã bắt đầu chậm lại với một số khách hàng có thể hủy các hợp đồng mua bán. Đà giảm nhu cầu có thể còn kéo dài và mạnh nhất trong quý 2/2012.
Tác động của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu và khó khăn của kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Indonesia khi thu hẹp nhu cầu nguyên liệu của các nhà sản xuất những sản phẩm sử dụng cao su, nhất là lốp xe.
Indonesia đứng thứ hai thế giới về sản lượng cao su, chiếm khoảng 30% nguồn cung cao su của thế giới hàng năm, với Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Đức và Canada là các thị trường xuất khẩu cao su chủ chốt của nước này.
Giám đốc điều hành IRA Suharto Honggokusumo cho biết xuất khẩu cao su tự nhiên của Indonesia có khả năng giảm xuống 500.000 tấn trong quý 4/2011, từ mức trung bình 600.000 tấn trong các quý trước đó, do nhu cầu yếu hơn, nhất là từ Trung Quốc - quốc gia chiếm tới 35% nhu cầu toàn cầu.
Tuy nhiên, ông Honggokusumo lạc quan cho rằng xuất khẩu cao su tự nhiên của nước này sẽ đạt 2,4 triệu tấn trong năm nay, tăng 9,1% so với năm 2010. Trong 9 tháng đầu năm nay, Indonesia đã xuất khẩu 1,94 triệu tấn cao su tự nhiên, tăng 14,12% so với cùng kỳ năm ngoái./.
(TTXVN/Vietnam+)