Đại diện của Iran tại Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), ông Ali Asghar Soltanieh ngày 4/2 cho biết Tehran chủ trương hợp tác, không đối đầu, trong vấn đề trao đổi nhiên liệu hạt nhân.
Kênh truyền hình nhà nước Iran Al-Alam dẫn lời ông Soltanieh khẳng định: "Các phát biểu tích cực của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad cho thấy chủ trương trước sau như một của Iran là tìm kiếm một giải pháp hợp tác thay vì đối đầu." Ông Soltanieh cũng nhấn mạnh "đề xuất của Iran trong các cuộc đàm phán ở Vienna (Áo) vẫn còn nguyên hiệu lực."
Trước đó, trả lời phỏng vấn trên truyền hình tối 1/2, Tổng thống Ahmadinejad cho biết Tehran "không phản đối" việc đưa urani đã được làm giàu ở cấp độ thấp (LEU) trong kho dự trữ của mình ra nước ngoài để làm giàu ở cấp độ cao hơn thành nhiên liệu.
Iran cần nhiên liệu hạt nhân để sử dụng cho lò phản ứng nghiên cứu được đặt dưới sự giám sát của Liên hợp quốc tại Tehran, song phương Tây lo ngại chương trình làm giàu urani của nước này nhằm che giấu nỗ lực sản xuất vũ khí nguyên tử, trong khi Iran kiên quyết phủ nhận cáo buộc này. Trong bối cảnh này, IAEA đề xuất Iran chuyển LEU sang Nga và Pháp làm giàu ở cấp độ cao hơn thành nhiên liệu sử dụng cho lò phản ứng trên.
Trong các cuộc đàm phán với Mỹ, Nga và Pháp tại Viên ngày 1/10/2009, Tehran đã đồng ý trên nguyên tắc với đề xuất này của Iran, nhưng sau đó tuyên bố muốn tiến hành tăng cấp độ làm giàu urani ở trong nước và ra "tối hậu thư" yêu cầu phương Tây đến ngày 31/1 phải chấp nhận điều kiện này của Iran.
Phát biểu của Tổng thống Ahmadinejad ngày 1/2 vừa qua được các cường quốc phương Tây đánh giá là một tín hiệu tích cực cho thấy Tehran có thể chấp thuận đề xuất của IAEA, trong khi các cường quốc dự kiến thảo luận về khả năng áp đặt các biện pháp mới trừng phạt Iran.
Phát biểu khi đang ở thăm Pháp ngày 4/2, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì cảnh báo việc đe dọa trừng phạt Iran làm phức tạp thêm tình hình và gây phương hại tới các nỗ lực tìm kiếm một giải pháp ngoại giao. Ông cho biết Trung Quốc sẽ không ủng hộ Pháp, Mỹ và các nước phương Tây khác trong việc trừng phạt Iran.
Trong một diễn biến khác, hãng thông tấn chính thức IRNA của Iran dẫn lời Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang nước này, Thiếu tướng Hassan Firuzabadi tuyên bố Iran có thể "vô hiệu hóa" hệ thống đánh chặn tên lửa Patriot của Mỹ bằng những chiến thuật đơn giản. Ông Phirudabađi khuyến cáo các quốc gia trong khu vực, nhất là các nước Hồi giáo, "không nên lãng phí tiền của vào các hệ thống phòng thủ tên lửa này."
Trước đó, báo chí đưa tin Mỹ có kế hoạch triển khai các hệ thống đánh chặn tên lửa ở ngoài khơi bờ biển Iran, tại các quốc gia vùng Vịnh là Bahrain, Kuwait, Qatar và Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE). Iran cho rằng động thái này của Mỹ là nhằm bảo vệ Israel và đối phó với Iran./.
Kênh truyền hình nhà nước Iran Al-Alam dẫn lời ông Soltanieh khẳng định: "Các phát biểu tích cực của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad cho thấy chủ trương trước sau như một của Iran là tìm kiếm một giải pháp hợp tác thay vì đối đầu." Ông Soltanieh cũng nhấn mạnh "đề xuất của Iran trong các cuộc đàm phán ở Vienna (Áo) vẫn còn nguyên hiệu lực."
Trước đó, trả lời phỏng vấn trên truyền hình tối 1/2, Tổng thống Ahmadinejad cho biết Tehran "không phản đối" việc đưa urani đã được làm giàu ở cấp độ thấp (LEU) trong kho dự trữ của mình ra nước ngoài để làm giàu ở cấp độ cao hơn thành nhiên liệu.
Iran cần nhiên liệu hạt nhân để sử dụng cho lò phản ứng nghiên cứu được đặt dưới sự giám sát của Liên hợp quốc tại Tehran, song phương Tây lo ngại chương trình làm giàu urani của nước này nhằm che giấu nỗ lực sản xuất vũ khí nguyên tử, trong khi Iran kiên quyết phủ nhận cáo buộc này. Trong bối cảnh này, IAEA đề xuất Iran chuyển LEU sang Nga và Pháp làm giàu ở cấp độ cao hơn thành nhiên liệu sử dụng cho lò phản ứng trên.
Trong các cuộc đàm phán với Mỹ, Nga và Pháp tại Viên ngày 1/10/2009, Tehran đã đồng ý trên nguyên tắc với đề xuất này của Iran, nhưng sau đó tuyên bố muốn tiến hành tăng cấp độ làm giàu urani ở trong nước và ra "tối hậu thư" yêu cầu phương Tây đến ngày 31/1 phải chấp nhận điều kiện này của Iran.
Phát biểu của Tổng thống Ahmadinejad ngày 1/2 vừa qua được các cường quốc phương Tây đánh giá là một tín hiệu tích cực cho thấy Tehran có thể chấp thuận đề xuất của IAEA, trong khi các cường quốc dự kiến thảo luận về khả năng áp đặt các biện pháp mới trừng phạt Iran.
Phát biểu khi đang ở thăm Pháp ngày 4/2, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì cảnh báo việc đe dọa trừng phạt Iran làm phức tạp thêm tình hình và gây phương hại tới các nỗ lực tìm kiếm một giải pháp ngoại giao. Ông cho biết Trung Quốc sẽ không ủng hộ Pháp, Mỹ và các nước phương Tây khác trong việc trừng phạt Iran.
Trong một diễn biến khác, hãng thông tấn chính thức IRNA của Iran dẫn lời Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang nước này, Thiếu tướng Hassan Firuzabadi tuyên bố Iran có thể "vô hiệu hóa" hệ thống đánh chặn tên lửa Patriot của Mỹ bằng những chiến thuật đơn giản. Ông Phirudabađi khuyến cáo các quốc gia trong khu vực, nhất là các nước Hồi giáo, "không nên lãng phí tiền của vào các hệ thống phòng thủ tên lửa này."
Trước đó, báo chí đưa tin Mỹ có kế hoạch triển khai các hệ thống đánh chặn tên lửa ở ngoài khơi bờ biển Iran, tại các quốc gia vùng Vịnh là Bahrain, Kuwait, Qatar và Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE). Iran cho rằng động thái này của Mỹ là nhằm bảo vệ Israel và đối phó với Iran./.
(TTXVN/Vietnam+)