Hãng tin IRNA dẫn lời Bộ trưởng Tài chính và các vấn đề Kinh tế Iran, Shamseddin Hosseini cho biết, nước này sẽ thúc đẩy việc phá giá đồng nội tệ (rial) vào năm tới, nhằm kiềm chế tình trạng lạm phát.
Theo ước tính chính thức, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Iran đã tăng lên gần 11,6% trong tháng 2/2011. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng tin rằng tỷ lệ lạm phát thực còn cao hơn nhiều.
John Sfakanakis, nhà kinh tế trưởng thuộc ngân hàng BSF của Arập Xêút nhận xét: "Động thái trên cho thấy kinh tế Iran đang trong tình cảnh hết sức khó khăn, và việc phá giá đồng nội tệ sẽ không có lợi mà chỉ làm tăng thêm các vấn đề trong trung hạn."
Trong những năm gần đây, đồng rial của Iran đã rớt giá mạnh, với tỷ giá trao đổi hiện nay là 1 USD đổi 10.000 rial.
Một số nhà phân tích dự đoán Chính phủ Iran đang tìm cách phá giá đồng nội tệ, bằng cách thu mua lại ngoại tệ từ thị trường.
Trong suốt thập niên qua, Ngân hàng Trung ương Iran đã áp dụng cơ chế thả nổi đối với đồng USD, nhằm ngăn đồng tiền này giảm giá xuống mức không thể chấp nhận được.
Hiện kinh tế Iran đang chịu thiệt hại từ các biện pháp trừng phạt kinh tế khắt khe của quốc tế.
Năm 2010, Liên hợp quốc và Liên minh châu Âu đã áp đặt các lệnh cấm đối với Iran, nhằm ngăn quốc gia này làm giàu urani, do lo ngại Tehran đang bí mật chế tạo vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad khẳng định các biện pháp trừng phạt của quốc tế không tác động tới nền kinh tế nước này./.
Theo ước tính chính thức, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Iran đã tăng lên gần 11,6% trong tháng 2/2011. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng tin rằng tỷ lệ lạm phát thực còn cao hơn nhiều.
John Sfakanakis, nhà kinh tế trưởng thuộc ngân hàng BSF của Arập Xêút nhận xét: "Động thái trên cho thấy kinh tế Iran đang trong tình cảnh hết sức khó khăn, và việc phá giá đồng nội tệ sẽ không có lợi mà chỉ làm tăng thêm các vấn đề trong trung hạn."
Trong những năm gần đây, đồng rial của Iran đã rớt giá mạnh, với tỷ giá trao đổi hiện nay là 1 USD đổi 10.000 rial.
Một số nhà phân tích dự đoán Chính phủ Iran đang tìm cách phá giá đồng nội tệ, bằng cách thu mua lại ngoại tệ từ thị trường.
Trong suốt thập niên qua, Ngân hàng Trung ương Iran đã áp dụng cơ chế thả nổi đối với đồng USD, nhằm ngăn đồng tiền này giảm giá xuống mức không thể chấp nhận được.
Hiện kinh tế Iran đang chịu thiệt hại từ các biện pháp trừng phạt kinh tế khắt khe của quốc tế.
Năm 2010, Liên hợp quốc và Liên minh châu Âu đã áp đặt các lệnh cấm đối với Iran, nhằm ngăn quốc gia này làm giàu urani, do lo ngại Tehran đang bí mật chế tạo vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad khẳng định các biện pháp trừng phạt của quốc tế không tác động tới nền kinh tế nước này./.
Bùi Hoàn (TTXVN/Vietnam+)