Theo Reuters và Đài TNHK, ngày 16/9, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã lên tiếng cảnh báo rằng chỉ trong vòng 6-7 tháng nữa, Iran sẽ sở hữu năng lực hạt nhân, do đó cần phải có hành động quân sự để ngăn chặn.
Phát biểu trên chương trình “Meet the Press” của đài truyền hình Mỹ NBC, Thủ tướng Netanyahu cho biết: “ Iran đang tiến rất gần đến khả năng sở hữu năng lực hạt nhân. Chỉ còn sáu tháng nữa là họ sẽ nắm được 90% năng lực làm giàu urani để sở hữu một quả bom hạt nhân."
[Thủ tướng Israel "đơn độc" trong cuộc chiến với Iran]
Trước đó, ông Netanyahu cho rằng cộng đồng thế giới đã để cho Iran vượt quá giới hạn mà ông gọi là “giới hạn đỏ." Ông Netanyahu hối thúc Tổng thống Mỹ Barack Obama sớm thiết lập “giới hạn đỏ” đối với Iran. Khi được hỏi ông có nghĩ rằng Mỹ đang bỏ rơi Israel hay không, Thủ tướng Netanyahu nói ông tin Tổng thống Obama thành thật trong quyết tâm ngăn chặn Iran sở hữu bom hạt nhân.
Trái với lập trường của Israel, Mỹ không cho rằng Iran đã vượt quá giới hạn. Cùng xuất hiện trên chương trình “Meet the Press," Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Susan Rice cho biết: “Iran chưa vượt ranh giới. Đánh giá của chúng tôi là vẫn còn thời gian và khoảng cách để cho thấy các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ chưa từng thấy của chúng ta sẽ mang lại hiệu quả."
Bà Rice lưu ý rằng các biện pháp trừng phạt của quốc tế đang gây hậu quả nặng nề cho Iran về kinh tế. Theo bà, Tổng thống Obama có quyết tâm ngăn Iran có vũ khí hạt nhân, và sẽ tận dụng mọi phương tiện phi quân sự, trước khi phải tiến hành một cuộc chiến tranh.
[Tổng thư ký LHQ phản đối kế hoạch tấn công Iran]
Trước đó, ngày 15/9, trả lời phỏng vấn Kênh truyền hình "International" của Pháp, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã cực lực phản đối kế hoạch tấn công Iran của Israel.
Ông Ban Ki-moon nói rằng một cuộc tấn công như của Israel nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran là "không thể chấp nhận được" vì nó sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho khu vực và thế giới.
Ông kêu gọi các bên liên quan trở lại bàn đàm phán, cho rằng vào thời điểm hiện tại, trở ngại chính cho một giải pháp về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran là việc nước này kiên quyết không cho phép các thanh sát viên Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) được tiếp cận các cơ sở hạt nhân của mình./.
Phát biểu trên chương trình “Meet the Press” của đài truyền hình Mỹ NBC, Thủ tướng Netanyahu cho biết: “ Iran đang tiến rất gần đến khả năng sở hữu năng lực hạt nhân. Chỉ còn sáu tháng nữa là họ sẽ nắm được 90% năng lực làm giàu urani để sở hữu một quả bom hạt nhân."
[Thủ tướng Israel "đơn độc" trong cuộc chiến với Iran]
Trước đó, ông Netanyahu cho rằng cộng đồng thế giới đã để cho Iran vượt quá giới hạn mà ông gọi là “giới hạn đỏ." Ông Netanyahu hối thúc Tổng thống Mỹ Barack Obama sớm thiết lập “giới hạn đỏ” đối với Iran. Khi được hỏi ông có nghĩ rằng Mỹ đang bỏ rơi Israel hay không, Thủ tướng Netanyahu nói ông tin Tổng thống Obama thành thật trong quyết tâm ngăn chặn Iran sở hữu bom hạt nhân.
Trái với lập trường của Israel, Mỹ không cho rằng Iran đã vượt quá giới hạn. Cùng xuất hiện trên chương trình “Meet the Press," Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Susan Rice cho biết: “Iran chưa vượt ranh giới. Đánh giá của chúng tôi là vẫn còn thời gian và khoảng cách để cho thấy các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ chưa từng thấy của chúng ta sẽ mang lại hiệu quả."
Bà Rice lưu ý rằng các biện pháp trừng phạt của quốc tế đang gây hậu quả nặng nề cho Iran về kinh tế. Theo bà, Tổng thống Obama có quyết tâm ngăn Iran có vũ khí hạt nhân, và sẽ tận dụng mọi phương tiện phi quân sự, trước khi phải tiến hành một cuộc chiến tranh.
[Tổng thư ký LHQ phản đối kế hoạch tấn công Iran]
Trước đó, ngày 15/9, trả lời phỏng vấn Kênh truyền hình "International" của Pháp, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã cực lực phản đối kế hoạch tấn công Iran của Israel.
Ông Ban Ki-moon nói rằng một cuộc tấn công như của Israel nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran là "không thể chấp nhận được" vì nó sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho khu vực và thế giới.
Ông kêu gọi các bên liên quan trở lại bàn đàm phán, cho rằng vào thời điểm hiện tại, trở ngại chính cho một giải pháp về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran là việc nước này kiên quyết không cho phép các thanh sát viên Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) được tiếp cận các cơ sở hạt nhân của mình./.
(Vietnam+)