Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp và những tác động từ cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) có thể khiến Chính phủ Ireland phải "thất hứa" trong thỏa thuận Croke Park - một thỏa thuận được ký hồi tháng 3/2010, tám tháng trước khi Ireland nhận gói cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Trong khuôn khổ thỏa thuận này, Dublin cam kết không cắt giảm lương tại khu vực công và tránh giãn thợ chừng nào các tổ chức công đoàn nhất trí về số lao động dư thừa tình nguyện và thời gian làm việc dài hơn.
Thỏa thuận trên được cho là lý do chính giúp Ireland không lặp lại kịch bản bạo động như tại Hy Lạp - quốc gia cũng được EU/IMF ra tay cứu giúp. Tuy nhiên, các nghiệp đoàn tại khu vực công của Ireland đã đánh tiếng họ có thể bãi công nếu thỏa thuận bị vi phạm.
Kể từ đầu tháng 11/2011 tới nay, Chính phủ Ireland đã hai lần hạ dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế nước này năm 2012.
Bộ trưởng Năng lượng Ireland Pat Rabbitte cảnh báo tương lai của thỏa thuận Croke Park phụ thuộc vào những diễn biến tại Eurozone cũng như sức tăng trưởng kinh tế trong nước.
Kể từ năm 2008 tới nay, mức lương tại khu vực công của Ireland trung bình bị giảm khoảng 15%. Các quan chức cao cấp của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đề nghị Ireland cần thảo luận lại về vấn đề tiền lương./.
Trong khuôn khổ thỏa thuận này, Dublin cam kết không cắt giảm lương tại khu vực công và tránh giãn thợ chừng nào các tổ chức công đoàn nhất trí về số lao động dư thừa tình nguyện và thời gian làm việc dài hơn.
Thỏa thuận trên được cho là lý do chính giúp Ireland không lặp lại kịch bản bạo động như tại Hy Lạp - quốc gia cũng được EU/IMF ra tay cứu giúp. Tuy nhiên, các nghiệp đoàn tại khu vực công của Ireland đã đánh tiếng họ có thể bãi công nếu thỏa thuận bị vi phạm.
Kể từ đầu tháng 11/2011 tới nay, Chính phủ Ireland đã hai lần hạ dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế nước này năm 2012.
Bộ trưởng Năng lượng Ireland Pat Rabbitte cảnh báo tương lai của thỏa thuận Croke Park phụ thuộc vào những diễn biến tại Eurozone cũng như sức tăng trưởng kinh tế trong nước.
Kể từ năm 2008 tới nay, mức lương tại khu vực công của Ireland trung bình bị giảm khoảng 15%. Các quan chức cao cấp của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đề nghị Ireland cần thảo luận lại về vấn đề tiền lương./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)