Trong một động thái nhằm phản đối việc Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã dành quy chế thành viên đầy đủ cho Palestine, ngày 3/11, Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu đã ra lệnh ngừng đóng góp tài chính cho tổ chức này.
[Palestine trở thành thành viên đầy đủ của UNESCO]
Thông báo của Văn phòng Thủ tướng Israel nêu rõ: "Thủ tướng Netanyahu đã ra lệnh dừng đóng góp khoản niên lãm 2 triệu USD của nước này cho UNESCO và số tiền này sẽ được chuyển cho các sáng kiến hợp tác cùng mục đích trong khu vực."
Trong một phát biểu cùng ngày, Thủ tướng Netanyahu cho rằng việc UNESCO ngày 31/10 vừa qua cấp cho Palestine quy chế thành viên đầy đủ là hành động không giúp thúc đẩy hòa bình. Theo ông, cách duy nhất để đạt được hòa bình là thông qua các cuộc đàm phán trực tiếp không đi kèm bất cứ điều kiện tiên quyết nào.
[Mỹ sẽ cắt tiền tài trợ cho hoạt động của UNESCO]
Trước đó, thể theo quy định luật pháp hiện hành của Mỹ, chính quyền của Tổng thống Barack Obama cũng đã đình chỉ khoản đóng góp 60 triệu USD của nước này cho UNESCO - khoản tiền vốn chiếm tới 22% ngân sách của tổ chức quốc tế này. Canada cũng có quyết định tương tự.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 3/11, các nước gồm Anh, Colombia và Pháp tuyên bố sẽ bỏ phiếu trắng tại các cuộc bỏ phiếu tại Liên hợp quốc về việc trao cho Palestine quy chế thành viên đầy đủ. Tuyên bố này khiến cánh cửa gia nhập thể chế đa phương lớn nhất toàn cầu này của Palestine dường như đang hẹp lại.
Hãng tin AFP dẫn nguồn quan chức ngoại giao tại Liên hợp quốc đề nghị giấu tên cho biết các đại sứ ba nước trên đã tuyên bố tại Hội đồng Bảo an rằng họ sẽ bỏ phiếu trắng, đồng nghĩa với việc Palestine sẽ khó hội đủ 9 lá phiếu cần thiết tại cơ quan gồm 15 thành viên này để trở thành thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc.
Hiện nay, có 6 nước tuyên bố ủng hộ Palestine, gồm Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Lebanon, Nga và Nam Phi. Đức hiện chưa công bố lập trường chính thức của mình, nhưng theo giới phân tích, nhiều khả năng Berlin sẽ bỏ phiếu trắng hoặc phiếu chống.
Hai thành viên khác là Bồ Đào Nha và Bosnia Herzegovina cũng có thái độ tương tự. Trong khi đó, Nigeria và Gabon "có vẻ" sẽ ủng hộ Palestine.
Tuy nhiên, bất chấp những dấu hiệu không tích cực này, Chính quyền Palestine tiếp tục khẳng định quyết tâm thúc đẩy nỗ lực gia nhập các cơ quan của Liên hợp quốc sau khi nhận được sự ủng hộ tích cực từ các nước thành viên UNESCO.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 3/11, ông Riyad Mansour, Trưởng Phái đoàn Palestine tại Liên hợp quốc, cho biết mặc dù Hội đồng Bảo an sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc xin gia nhập của Palestine vào ngày 11/11 tới, nhưng chính quyền Palestine đang thăm dò mọi khả năng và Palestine có cơ hội lớn trở thành thành viên đầy đủ của các cơ quan trực thuộc Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác.
Palestine sẽ thúc đẩy nỗ lực gia nhập 16 tổ chức quốc tế và các cơ quan khác của Liên hợp quốc trong các tuần tới, trong đó có các tổ chức như Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Liên minh Bưu chính quốc tế (IPU) , Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) ….
Chính quyền Palestine cũng hy vọng trở thành bên ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC).
Đại sứ Palestine, Mansour cũng đồng thời hối thúc Hội đồng Bảo an lên án các hành động trả đũa của Ixraen liên quan việc UNESCO kết nạp Palestine, cụ thể là ngừng đóng góp tiền niên lãm và mở rộng khu định cư tại Đông Jerusalem cùng khu Bờ Tây. Ông khẳng định Hội đồng Bảo cần có hành động chấm dứt cách hành xử đầy khiêu khích này của Tel Aviv.
Trong một diễn biến tích cực ủng hộ Chính quyền Palestine, Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) gồm Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay tuyên bố sẽ ký Hiệp định Tự do thương mại (FTA) với Palestine tại hội nghị thượng đỉnh thường niên nhóm này vào tháng 12 tới.
Tuyên bố ngày 3/11, Ngoại trưởng Uruguay, nước hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên MERCOSUR, ông Luis Almagro, cho biết lễ ký chính thức sẽ diễn ra tại trụ sở chính ở thủ đô Montervideo của nước này.
Trước đó, trung tuần tháng Mười vừa qua, MERCOSUR và Palestine đã kết thúc thành công cuộc đàm phán về FTA. Ngoài mục đích tạo điều kiện trao đổi hàng hóa giữa hai bên, FTA gồm 13 điểm này cũng một lần nữa nhấn mạnh sự ủng hộ của MERCOSUR đối với quyền có một nhà nước độc lập của người dân Palestine và là một đóng góp tích cực cho quá trình thiết lập một nền hòa bình công bằng, ổn định và an toàn tại Trung Đông./.
[Palestine trở thành thành viên đầy đủ của UNESCO]
Thông báo của Văn phòng Thủ tướng Israel nêu rõ: "Thủ tướng Netanyahu đã ra lệnh dừng đóng góp khoản niên lãm 2 triệu USD của nước này cho UNESCO và số tiền này sẽ được chuyển cho các sáng kiến hợp tác cùng mục đích trong khu vực."
Trong một phát biểu cùng ngày, Thủ tướng Netanyahu cho rằng việc UNESCO ngày 31/10 vừa qua cấp cho Palestine quy chế thành viên đầy đủ là hành động không giúp thúc đẩy hòa bình. Theo ông, cách duy nhất để đạt được hòa bình là thông qua các cuộc đàm phán trực tiếp không đi kèm bất cứ điều kiện tiên quyết nào.
[Mỹ sẽ cắt tiền tài trợ cho hoạt động của UNESCO]
Trước đó, thể theo quy định luật pháp hiện hành của Mỹ, chính quyền của Tổng thống Barack Obama cũng đã đình chỉ khoản đóng góp 60 triệu USD của nước này cho UNESCO - khoản tiền vốn chiếm tới 22% ngân sách của tổ chức quốc tế này. Canada cũng có quyết định tương tự.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 3/11, các nước gồm Anh, Colombia và Pháp tuyên bố sẽ bỏ phiếu trắng tại các cuộc bỏ phiếu tại Liên hợp quốc về việc trao cho Palestine quy chế thành viên đầy đủ. Tuyên bố này khiến cánh cửa gia nhập thể chế đa phương lớn nhất toàn cầu này của Palestine dường như đang hẹp lại.
Hãng tin AFP dẫn nguồn quan chức ngoại giao tại Liên hợp quốc đề nghị giấu tên cho biết các đại sứ ba nước trên đã tuyên bố tại Hội đồng Bảo an rằng họ sẽ bỏ phiếu trắng, đồng nghĩa với việc Palestine sẽ khó hội đủ 9 lá phiếu cần thiết tại cơ quan gồm 15 thành viên này để trở thành thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc.
Hiện nay, có 6 nước tuyên bố ủng hộ Palestine, gồm Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Lebanon, Nga và Nam Phi. Đức hiện chưa công bố lập trường chính thức của mình, nhưng theo giới phân tích, nhiều khả năng Berlin sẽ bỏ phiếu trắng hoặc phiếu chống.
Hai thành viên khác là Bồ Đào Nha và Bosnia Herzegovina cũng có thái độ tương tự. Trong khi đó, Nigeria và Gabon "có vẻ" sẽ ủng hộ Palestine.
Tuy nhiên, bất chấp những dấu hiệu không tích cực này, Chính quyền Palestine tiếp tục khẳng định quyết tâm thúc đẩy nỗ lực gia nhập các cơ quan của Liên hợp quốc sau khi nhận được sự ủng hộ tích cực từ các nước thành viên UNESCO.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 3/11, ông Riyad Mansour, Trưởng Phái đoàn Palestine tại Liên hợp quốc, cho biết mặc dù Hội đồng Bảo an sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc xin gia nhập của Palestine vào ngày 11/11 tới, nhưng chính quyền Palestine đang thăm dò mọi khả năng và Palestine có cơ hội lớn trở thành thành viên đầy đủ của các cơ quan trực thuộc Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác.
Palestine sẽ thúc đẩy nỗ lực gia nhập 16 tổ chức quốc tế và các cơ quan khác của Liên hợp quốc trong các tuần tới, trong đó có các tổ chức như Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Liên minh Bưu chính quốc tế (IPU) , Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) ….
Chính quyền Palestine cũng hy vọng trở thành bên ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC).
Đại sứ Palestine, Mansour cũng đồng thời hối thúc Hội đồng Bảo an lên án các hành động trả đũa của Ixraen liên quan việc UNESCO kết nạp Palestine, cụ thể là ngừng đóng góp tiền niên lãm và mở rộng khu định cư tại Đông Jerusalem cùng khu Bờ Tây. Ông khẳng định Hội đồng Bảo cần có hành động chấm dứt cách hành xử đầy khiêu khích này của Tel Aviv.
Trong một diễn biến tích cực ủng hộ Chính quyền Palestine, Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) gồm Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay tuyên bố sẽ ký Hiệp định Tự do thương mại (FTA) với Palestine tại hội nghị thượng đỉnh thường niên nhóm này vào tháng 12 tới.
Tuyên bố ngày 3/11, Ngoại trưởng Uruguay, nước hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên MERCOSUR, ông Luis Almagro, cho biết lễ ký chính thức sẽ diễn ra tại trụ sở chính ở thủ đô Montervideo của nước này.
Trước đó, trung tuần tháng Mười vừa qua, MERCOSUR và Palestine đã kết thúc thành công cuộc đàm phán về FTA. Ngoài mục đích tạo điều kiện trao đổi hàng hóa giữa hai bên, FTA gồm 13 điểm này cũng một lần nữa nhấn mạnh sự ủng hộ của MERCOSUR đối với quyền có một nhà nước độc lập của người dân Palestine và là một đóng góp tích cực cho quá trình thiết lập một nền hòa bình công bằng, ổn định và an toàn tại Trung Đông./.
(TTXVN/Vietnam+)