Hội đồng Hiến pháp Kazakhstan ngày 31/1 đã ra phán quyết khẳng định ý tưởng thay thế cuộc bầu cử tổng thống năm 2012 bằng cuộc trưng cầu ý dân về gia hạn nhiệm kỳ của tổng thống đương nhiệm là không phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa Trung Á này. Phán quyết có hiệu lực ngay lập tức.
Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp Kazakhstan, ông Igor Rogov cho biết đạo luật về thay đổi và bổ sung Hiến pháp được Quốc hội Kazakhstan thông qua hôm 14/1 vừa qua là hành động không phù hợp với Hiến pháp quốc gia. Tuy nhiên, theo luật định, trong vòng một tháng, Tổng thống Nursultan Nazarbaev có quyền kháng phán quyết này.
Trước đó, ngày 27/12/2010, một nhóm sáng kiến công dân đã nêu ý tưởng thay thế cuộc bầu cử năm 2012 bằng cuộc trưng cầu ý dân nhằm gia hạn nhiệm kỳ của Tổng thống Nazarbaev đến ngày 6/12/2020.
Trong vòng hai tuần, nhóm sáng kiến này đã thu thập được hơn năm triệu chữ ký ủng hộ thay vì 200.000 chữ ký cần thiết theo luật định. Đồng thời, Quốc hội Kazakhstan cũng đã khởi xướng và thông qua điểm bổ sung Hiến pháp ủng hộ cuộc trưng cầu ý dân này.
Nhiều nước phương Tây và nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) mà Kazakhstan đang giữ chức Chủ tịch luân phiên, đã phản đối ý tưởng kéo dài nhiệm kỳ của Tổng thống Nazarbaev.
Trong khi đó, phát biểu trước Quốc hội Kazakhstan ngày 28/1, Tổng thống Nazarbaev đã tuyên bố ông sẵn sàng đảm đương vị trí lãnh đạo chừng nào sức khỏe còn cho phép và còn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của dân chúng trong nước./.
Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp Kazakhstan, ông Igor Rogov cho biết đạo luật về thay đổi và bổ sung Hiến pháp được Quốc hội Kazakhstan thông qua hôm 14/1 vừa qua là hành động không phù hợp với Hiến pháp quốc gia. Tuy nhiên, theo luật định, trong vòng một tháng, Tổng thống Nursultan Nazarbaev có quyền kháng phán quyết này.
Trước đó, ngày 27/12/2010, một nhóm sáng kiến công dân đã nêu ý tưởng thay thế cuộc bầu cử năm 2012 bằng cuộc trưng cầu ý dân nhằm gia hạn nhiệm kỳ của Tổng thống Nazarbaev đến ngày 6/12/2020.
Trong vòng hai tuần, nhóm sáng kiến này đã thu thập được hơn năm triệu chữ ký ủng hộ thay vì 200.000 chữ ký cần thiết theo luật định. Đồng thời, Quốc hội Kazakhstan cũng đã khởi xướng và thông qua điểm bổ sung Hiến pháp ủng hộ cuộc trưng cầu ý dân này.
Nhiều nước phương Tây và nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) mà Kazakhstan đang giữ chức Chủ tịch luân phiên, đã phản đối ý tưởng kéo dài nhiệm kỳ của Tổng thống Nazarbaev.
Trong khi đó, phát biểu trước Quốc hội Kazakhstan ngày 28/1, Tổng thống Nazarbaev đã tuyên bố ông sẵn sàng đảm đương vị trí lãnh đạo chừng nào sức khỏe còn cho phép và còn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của dân chúng trong nước./.
(TTXVN/Vietnam+)