Ngày 18/7, Trung tâm Thương hiệu Việt, Tạp chí Thương hiệu Việt phối hợp Bộ Khoa học & Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo “Chống hàng nhái, hàng giả” và Lễ trao “Dấu hiệu sản phẩm vàng Thương hiệu Việt hội nhập WTO năm 2013” tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội thảo nhằm giúp doanh nghiệp tăng cường kiến thức về ứng dụng khoa học-công nghệ trong sản xuất kinh doanh, tạo ra hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng và đẩy lùi hàng nhái, hàng giả, bảo vệ thương hiệu, quyền lợi của người tiêu dùng.
Tiến sỹ Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam cho biết hội thảo lần này chủ yếu tập trung đưa ra giải pháp đẩy mạnh thực thi Luật bảo vệ người tiêu dùng và pháp lệch chống hàng giả, hàng nhái; khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng khoa học-công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh, xây dựng thương hiệu; tạo động lực cho những đơn vị sản xuất đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, nâng cao ý thức về chất lượng hàng hóa.
Việc chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ thương hiệu, người tiêu dùng không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước mà đó cũng là cuộc đấu tranh của doanh nghiệp, đồng thời cần có sự phối hợp của người dân trong ngăn chặn những hành vi sản xuất kinh doanh hàng kém chất lượng.
Hiện nay, tình hình thị trường diễn biến phức tạp do nạn hàng giả, hàng nhái ngày càng gia tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội và nền kinh tế đất nước.
Điển hình lợi dụng những sơ hở trong khâu quản lý tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và lưu thông hàng hóa, một số cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, thậm chí có không ít doanh nghiệp đã lén lút làm hàng giả, hàng nhái hoặc ăn theo các thương hiệu nổi tiếng nhằm thu lợi bất chính.
Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, tình hình buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả có giảm so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của sức mua trên thị trường giảm đối với các hàng hóa tiêu dùng, nguyên vật liệu nhưng mức độ phức tạp không giảm.
Trong sáu tháng đầu năm 2013, tổng số lượng hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả hơn 2.100 vụ, xử phạt trên 1.960 vụ và thu khoảng 37,544 tỷ đồng.
Ông Lê Xuân Đài, đại diện Cục Quản lý thị trường phía Nam, cho rằng trong lĩnh vực chống hàng giả, hàng nhái cần thúc đẩy sự liên kết giữa các cơ quan thực thi pháp luật, tập trung những chương trình trọng điểm, phương án cụ thể mới tạo được hiệu ứng tích cực trên thị trường; đồng thời tăng cường chủ động phối hợp với doanh nghiệp, hiệp hội, cơ quan truyền thông trong các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức của những tổ chức, cá nhân kinh doanh và người dân.
Bên cạnh đó, chú trọng triển khai các hoạt động đào tạo bồi dưỡng chuyên môn về kiểm soát chất lượng hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên ngành./.
Hội thảo nhằm giúp doanh nghiệp tăng cường kiến thức về ứng dụng khoa học-công nghệ trong sản xuất kinh doanh, tạo ra hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng và đẩy lùi hàng nhái, hàng giả, bảo vệ thương hiệu, quyền lợi của người tiêu dùng.
Tiến sỹ Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam cho biết hội thảo lần này chủ yếu tập trung đưa ra giải pháp đẩy mạnh thực thi Luật bảo vệ người tiêu dùng và pháp lệch chống hàng giả, hàng nhái; khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng khoa học-công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh, xây dựng thương hiệu; tạo động lực cho những đơn vị sản xuất đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, nâng cao ý thức về chất lượng hàng hóa.
Việc chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ thương hiệu, người tiêu dùng không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước mà đó cũng là cuộc đấu tranh của doanh nghiệp, đồng thời cần có sự phối hợp của người dân trong ngăn chặn những hành vi sản xuất kinh doanh hàng kém chất lượng.
Hiện nay, tình hình thị trường diễn biến phức tạp do nạn hàng giả, hàng nhái ngày càng gia tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội và nền kinh tế đất nước.
Điển hình lợi dụng những sơ hở trong khâu quản lý tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và lưu thông hàng hóa, một số cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, thậm chí có không ít doanh nghiệp đã lén lút làm hàng giả, hàng nhái hoặc ăn theo các thương hiệu nổi tiếng nhằm thu lợi bất chính.
Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, tình hình buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả có giảm so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của sức mua trên thị trường giảm đối với các hàng hóa tiêu dùng, nguyên vật liệu nhưng mức độ phức tạp không giảm.
Trong sáu tháng đầu năm 2013, tổng số lượng hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả hơn 2.100 vụ, xử phạt trên 1.960 vụ và thu khoảng 37,544 tỷ đồng.
Ông Lê Xuân Đài, đại diện Cục Quản lý thị trường phía Nam, cho rằng trong lĩnh vực chống hàng giả, hàng nhái cần thúc đẩy sự liên kết giữa các cơ quan thực thi pháp luật, tập trung những chương trình trọng điểm, phương án cụ thể mới tạo được hiệu ứng tích cực trên thị trường; đồng thời tăng cường chủ động phối hợp với doanh nghiệp, hiệp hội, cơ quan truyền thông trong các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức của những tổ chức, cá nhân kinh doanh và người dân.
Bên cạnh đó, chú trọng triển khai các hoạt động đào tạo bồi dưỡng chuyên môn về kiểm soát chất lượng hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên ngành./.
Mỹ Phương (TTXVN)