Tranh thủ lượng mưa đã giảm và lũ trên các sông rút dần, các địa phương thuộc khu vực miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang huy động toàn bộ các lực lượng tại chỗ, dồn sức khắc phục nhanh hậu quả lũ lụt, nhanh chóng khôi phục lại sản xuất và đời sống sinh hoạt cho nhân dân.
Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, các tỉnh miền Trung đã huy động các lực lượng, phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang trên địa bàn khắc phục hậu quả lũ lụt, tổ chức và khôi phục sự cố giao thông, dọn vệ sinh phòng chống dịch bệnh, xử lý các sự cố đê, kè trong lũ.
Nhờ đó, tuyến Quốc lộ 1A (bị ngập, sạt lở tại 7 điểm) và tuyến đường sắt Bắc Nam (ngập 3 đoạn) đã thông tuyến từ ngày 17/10; các tuyến quốc lộ khác và tỉnh lộ đã cơ bản thông xe; các tỉnh đã sơ tán được trên 7.934 hộ dân tại 20 huyện, thị đến nơi an toàn. Lực lượng Quân đội đã huy động 7.581 cán bộ chiến sỹ, 94 tàu xuồng, 25 xe ôtô các loại giúp các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế; duy trì 6.314 cán bộ chiến sỹ của Quân khu 9 giúp tỉnh An Giang, Đồng Tháp.
Tại quận Liên Chiểu (thành phố Đà Nẵng), người dân đã trở về nhà dọn dẹp đồ đạc sau khi nước rút. Chính quyền các cấp đã chỉ đạo lực lượng hỗ trợ người dân thông nước, kiểm tra các đường dây điện phòng tránh tai nạn điện giật, ngành y tế chuẩn bị cấp thuốc khử trùng... Công tác khắc phục hậu quả do mưa lụt về cơ bản đã ổn định.
Quận Cẩm Lệ đã huy động lực lượng thi công các công trình và lực lượng xung kích phòng chống lụt bão tiến hành khơi thông dòng chảy, nên tình hình ngập úng trên địa bàn quận cơ bản đã được xử lý. Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Đà Nẵng đã tập trung toàn bộ lực lượng của đơn vị và các quận huyện và các loại thuốc xuống các quận để xử lý nguồn nước sinh hoạt.
Với phương châm nước lũ rút đến đâu xử lý ngay nguồn nước đến đó, nhờ đó người dân các vùng bị ngập nước đã sớm có nguồn nước sạch để sử dụng. Công ty vệ sinh môi trwòng cũng tập trung lực lượng để xử lý mỗi trường ngay khi nước rút.
Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều công điện các huyện, thành phố, các Sở, ngành liên quan triển khai công tác Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn; đồng thời lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã đến kiểm tra công tác Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tại 3 huyện Mộ Đức, Đức Phổ và huyện Bình Sơn chỉ đạo các địa phương tập trung khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Sáng 19/10, hơn 3.000 thùng mỳ tôm và 1.000 thùng nước uống đã được Ủy ban Nhân dân huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) chuyển đến tay đồng bào dân tộc Vân Kiều và một số hộ dân trên địa bàn chịu thiệt hại nặng nề do lũ lụt gây ra.
Hiện vẫn chưa tiếp cận được với người dân bản Nà Lâm. Đó là khẳng định của ông Trần Văn Anh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Trường Xuân, Quảng Ninh (Quảng Bình) với phóng viên TTXVN.
Bản có 12 hộ dân với 38 nhân khẩu đa số họ đều là đồng bào dân tộc Vân Kiều, điều kiện về kinh tế của người dân nơi đây rất khó khăn, trình độ nhận thức trong việc phòng chống bão, lụt rất hạn chế. Ngày 20/10 chính quyền xã Trường Xuân sẽ thành lập đoàn công tác để trực tiếp vào bản Nà Lâm kiểm tra tình hình cũng như mang lương thực thực phẩm, nước uống để cứu trợ cho bà con nơi đây.
Tỉnh Quảng Nam đang chỉ đạo các lực lượng chức năng tập trung kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ bị lũ quét, sạt lở đất, vùng trũng thấp để tổ chức sơ tán dân đến nơi an toàn. Tăng cường công tác kiểm tra an toàn các hồ chứa nước.
Riêng các hồ thủy điện phải thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên theo quy chế phối hợp đã ký kết với Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh; thực hiện xả lũ theo quy trình vận hành được phê duyệt, nhưng phải linh hoạt nhằm hạn chế ngập lụt vùng hạ du.
Hiện mưa lũ vẫn còn làm cô lập một số vùng ở miền núi tại huyện Nam Trà My và Tây Giang (Quảng Nam). Tại km 95 đường ĐT 616, hàng ngàn khối đất, đá kèm theo cây gỗ đã sạt lở xuống nền đường gây cô lập hoàn toàn; các trục đường giao thông từ huyện về các xã cũng xảy ra hàng chục điểm sạt lở, gây ách tắc.
Còn tại khu vực thôn 2 xã Trà Mai, nơi có 12 hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở, đến rạng sáng 19/10, đất đá ở quả đồi phía taluy dương đã sạt xuống đường giao thông trước nhà các hộ này.
Ủy ban Nhân dân huyện đã bố trí lực lượng và vận động các hộ này khẩn cấp di dời đến ở tạm tại trường cấp 2 gần đó và nhà cộng đồng tránh lũ, đồng thời hỗ trợ gạo, mì tôm để người dân cầm cự trong những ngày mưa lũ.
Tại huyện Tây Giang, do mưa lớn trong nhiều ngày qua, tuyến đường đi 4 xã vùng cao của huyện là Tr’hy, Ch’ơm, Gary và Axan bị lầy lội, hư hỏng nặng, có nơi bùn đất ngập sâu hơn 1m, không phương tiện nào qua lại được.
Ông Bríu Quân, Chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân Tây Giang cho biết, 60 tấn gạo cứu trợ lũ lụt của huyện Tây Giang cho 4 xã vùng cao này vẫn đang nằm trong kho vì không thể vận chuyển được, huyện cũng đã chỉ đạo các xã bị chia cắt dùng lượng lương thực dự trữ tại chỗ để cấp phát cho người dân.
Ngay khi nước bắt đầu rút, ngành Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Trị đã huy động lực lượng, phương tiện khắc phục các điểm sạt lở trên các tuyến đường nội tỉnh. Các điểm sạt lở do lũ quét ở tuyến Ba Lòng - Triệu Nguyên, quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh (Đakrông) đang được các đơn vị thi công tích cực khắc phục. Hầu hết các tuyến đường giao thông khu vực đồng bằng vẫn còn ngập trong nước, dự kiến vài ngày nữa mới thông suốt.
Tại thành phố Đông Hà, Công ty Cấp nước và xây dựng Quảng Trị đã khắc phục xong sự cố vỡ đường ống nước ở phường 3 và phường Đông Giang trong buổi sáng 19/10. Cùng ngày , học sinh nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã bắt đầu đi học trở lại.
Riêng 12 trường, với hơn 12.000 học sinh thuộc các xã vùng trũng của huyện Hải Lăng và một số xã thuộc huyện Triệu Phong do nước rút chậm nên học sinh có thể sẽ phải nghỉ học đến hết tuần này.
Ngành y tế đã tổ chức phun hóa chất, hướng dẫn xử lý nước sinh hoạt bằng Cloramin; làm vệ sinh môi trường, xử lý xác gia súc, gia cầm; tăng cường chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp phần phòng chống các loại dịch bệnh về tiêu hóa, ngoài da, các bệnh về mắt… Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh đã chuyển 1 tấn CloraminB, 300.000 viên Cloramin xử lý nước sinh hoạt và trên 60.000 gói xử lý nước hỗ trợ các địa phương, khu dân cư có nguy cơ tái ngập lụt trong thời gian tới.
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục triển khai nhiều biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân; huy động lực lượng tuần tra canh gác, gia cố bờ bao, bơm tiêu úng bảo vệ diện tích lúa Thu Đông, vườn cây ăn trái, ao hầm nuôi thủy sản; vận động và hỗ trợ các hộ vùng sâu, vùng sạt lở di dời đến nơi an toàn, tổ chức cứu trợ cho các hộ gặp khó khăn, khắc phục cơ sở hạ tầng...
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Long An chỉ đạo các huyện vùng lũ di dời ngay những hộ ngập sâu lên các cụm, tuyến dân cư, nhất là sơ tán những người già, trẻ em ra khỏi vùng bị ngập lũ để phòng ngừa tình huống xấu xảy ra.
Đợt mưa lũ từ 13/10 đến nay tại khu vực Trung Trung Bộ đã làm 10 người chết (Quảng Bình 3; Quảng Trị 5; Thừa Thiên Huế 1; Quảng Nam 1); bị thương 15 người (Quảng Bình 8; Quảng Trị 2; Thừa Thiên Huế 2; Quảng Nam 3) và 3 người mất tích (Quảng Bình 1; Quảng Trị 2). Nhà bị ngập 92.324 căn; lúa bị ngập 2.170 ha; hoa màu bị ngập, hư hại 3.571 ha. Số hộ phải di dời 6.517 hộ.
Lũ tại đồng bằng sông Cửu Long làm người chết 48 người chết. Nhà bị ngập nước 80.730 căn; lúa bị ngập úng 21.451 ha; đê bao, bờ bao bị sạt lở 1.455,7 km; đường giao thông nông thôn bị ngập 1.340 km.
Đêm qua và sáng nay (19/10), trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định đã có mưa to đến rất to. Lượng mưa đo được từ 19h/18 đến 7h/19 phổ biến ở mức 50-100mm, một số nơi cao hơn như Tây Trà 105mm, Giá Vực 144mm, Vân Canh 111mm.
Do mưa lớn, mực nước trên các sông ở Quảng Ngãi và Bình Định đang lên. Dự báo lũ trên các sông từ Quảng Ngãi đến Bình Định tiếp tục lên. Chiều tối nay (19/10), mực nước trên sông Trà Khúc tại Trà Khúc lên mức 6,0m, dưới báo động 3 0,5m; sông Vệ tại cầu Sông Vệ 5,3m, trên báo động 3 0,8m; các sông ở Bình Định lên mức báo động 1 - báo động 2, có nơi trên báo động 2. Cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất vùng núi và ngập úng ở vùng trũng và đồng bằng ở các tỉnh trên.
Lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi tiếp tục xuống. Sáng 19/10, mực nước trên phần lớn các sông sẽ xuống dưới mức báo động 1; riêng sông Kiến Giang tại Lệ Thủy còn ở mức 2,40m (dưới báo động 3 0,3m); các sông ở Thừa Thiên Huế ở mức báo động 1- báo động 2. Các sông khác ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên biến đổi chậm.
Chiều 19/10, tỉnh Kon Tum đã tổ chức họp trực tiếp khẩn với các địa phương nhằm phòng chống bão lũ do ảnh hưởng của nhiễu động trong đới gió Đông trên cao. Hiện trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có mưa nhiều nơi, riêng vùng thượng nguồn sông Đắk Bla (qua huyện Kon Plông, Kon Rẫy và thành phố Kon Tum) đã có mưa to với lượng mưa đo được từ 100-140mm. Các địa phương khác lượng mưa từ 30-60mm.
Đến chiều nay mực nước lũ trên các sông, suối trong tỉnh Kon Tum tiếp tục lên nhanh. Cụ thể sông Đắk Bla, tại Kon Plong là 594,03m, cao hơn mức báo động cấp 3 là 0,03m và cuối chiều nay sẽ tiếp tục dâng cao và duy trì ở mức cao. Tại thành phố Kon Tum mực nước sông Đăk Bla là 518,88m, cao hơn mức báo động cấp 1 là 0,88m và sẽ tiếp tục dâng cao; Trên sông Pô Kô, tại Đắk Mốt (huyện Kon Rẫy) là 584,27m, thấp hơn mức báo động cấp 1 là 0,23m và đến tối sẽ xấp xỉ mức báo động 1, sau đó sẽ duy trì ở mức cao.
Theo ông Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh, các địa phương cần khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng chống và giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ gây ra, đặc biệt cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng thấp.
Lũ đầu nguồn sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên đang xuống. Trong 2-3 ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên tiếp tục xuống sau biến đổi chậm, riêng vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên lên theo kỳ triều cường.
Đến ngày 22/10, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 4,60m (trên báo động 3 0,10m), tại Châu Đốc ở mức 4,10m (trên báo động 3 0,10m); tại các trạm chính vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên ở mức báo động 2-báo động 3, có nơi trên báo động 3 từ 0,1-0,2m./.
Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, các tỉnh miền Trung đã huy động các lực lượng, phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang trên địa bàn khắc phục hậu quả lũ lụt, tổ chức và khôi phục sự cố giao thông, dọn vệ sinh phòng chống dịch bệnh, xử lý các sự cố đê, kè trong lũ.
Nhờ đó, tuyến Quốc lộ 1A (bị ngập, sạt lở tại 7 điểm) và tuyến đường sắt Bắc Nam (ngập 3 đoạn) đã thông tuyến từ ngày 17/10; các tuyến quốc lộ khác và tỉnh lộ đã cơ bản thông xe; các tỉnh đã sơ tán được trên 7.934 hộ dân tại 20 huyện, thị đến nơi an toàn. Lực lượng Quân đội đã huy động 7.581 cán bộ chiến sỹ, 94 tàu xuồng, 25 xe ôtô các loại giúp các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế; duy trì 6.314 cán bộ chiến sỹ của Quân khu 9 giúp tỉnh An Giang, Đồng Tháp.
Tại quận Liên Chiểu (thành phố Đà Nẵng), người dân đã trở về nhà dọn dẹp đồ đạc sau khi nước rút. Chính quyền các cấp đã chỉ đạo lực lượng hỗ trợ người dân thông nước, kiểm tra các đường dây điện phòng tránh tai nạn điện giật, ngành y tế chuẩn bị cấp thuốc khử trùng... Công tác khắc phục hậu quả do mưa lụt về cơ bản đã ổn định.
Quận Cẩm Lệ đã huy động lực lượng thi công các công trình và lực lượng xung kích phòng chống lụt bão tiến hành khơi thông dòng chảy, nên tình hình ngập úng trên địa bàn quận cơ bản đã được xử lý. Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Đà Nẵng đã tập trung toàn bộ lực lượng của đơn vị và các quận huyện và các loại thuốc xuống các quận để xử lý nguồn nước sinh hoạt.
Với phương châm nước lũ rút đến đâu xử lý ngay nguồn nước đến đó, nhờ đó người dân các vùng bị ngập nước đã sớm có nguồn nước sạch để sử dụng. Công ty vệ sinh môi trwòng cũng tập trung lực lượng để xử lý mỗi trường ngay khi nước rút.
Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều công điện các huyện, thành phố, các Sở, ngành liên quan triển khai công tác Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn; đồng thời lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã đến kiểm tra công tác Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tại 3 huyện Mộ Đức, Đức Phổ và huyện Bình Sơn chỉ đạo các địa phương tập trung khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Sáng 19/10, hơn 3.000 thùng mỳ tôm và 1.000 thùng nước uống đã được Ủy ban Nhân dân huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) chuyển đến tay đồng bào dân tộc Vân Kiều và một số hộ dân trên địa bàn chịu thiệt hại nặng nề do lũ lụt gây ra.
Hiện vẫn chưa tiếp cận được với người dân bản Nà Lâm. Đó là khẳng định của ông Trần Văn Anh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Trường Xuân, Quảng Ninh (Quảng Bình) với phóng viên TTXVN.
Bản có 12 hộ dân với 38 nhân khẩu đa số họ đều là đồng bào dân tộc Vân Kiều, điều kiện về kinh tế của người dân nơi đây rất khó khăn, trình độ nhận thức trong việc phòng chống bão, lụt rất hạn chế. Ngày 20/10 chính quyền xã Trường Xuân sẽ thành lập đoàn công tác để trực tiếp vào bản Nà Lâm kiểm tra tình hình cũng như mang lương thực thực phẩm, nước uống để cứu trợ cho bà con nơi đây.
Tỉnh Quảng Nam đang chỉ đạo các lực lượng chức năng tập trung kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ bị lũ quét, sạt lở đất, vùng trũng thấp để tổ chức sơ tán dân đến nơi an toàn. Tăng cường công tác kiểm tra an toàn các hồ chứa nước.
Riêng các hồ thủy điện phải thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên theo quy chế phối hợp đã ký kết với Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh; thực hiện xả lũ theo quy trình vận hành được phê duyệt, nhưng phải linh hoạt nhằm hạn chế ngập lụt vùng hạ du.
Hiện mưa lũ vẫn còn làm cô lập một số vùng ở miền núi tại huyện Nam Trà My và Tây Giang (Quảng Nam). Tại km 95 đường ĐT 616, hàng ngàn khối đất, đá kèm theo cây gỗ đã sạt lở xuống nền đường gây cô lập hoàn toàn; các trục đường giao thông từ huyện về các xã cũng xảy ra hàng chục điểm sạt lở, gây ách tắc.
Còn tại khu vực thôn 2 xã Trà Mai, nơi có 12 hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở, đến rạng sáng 19/10, đất đá ở quả đồi phía taluy dương đã sạt xuống đường giao thông trước nhà các hộ này.
Ủy ban Nhân dân huyện đã bố trí lực lượng và vận động các hộ này khẩn cấp di dời đến ở tạm tại trường cấp 2 gần đó và nhà cộng đồng tránh lũ, đồng thời hỗ trợ gạo, mì tôm để người dân cầm cự trong những ngày mưa lũ.
Tại huyện Tây Giang, do mưa lớn trong nhiều ngày qua, tuyến đường đi 4 xã vùng cao của huyện là Tr’hy, Ch’ơm, Gary và Axan bị lầy lội, hư hỏng nặng, có nơi bùn đất ngập sâu hơn 1m, không phương tiện nào qua lại được.
Ông Bríu Quân, Chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân Tây Giang cho biết, 60 tấn gạo cứu trợ lũ lụt của huyện Tây Giang cho 4 xã vùng cao này vẫn đang nằm trong kho vì không thể vận chuyển được, huyện cũng đã chỉ đạo các xã bị chia cắt dùng lượng lương thực dự trữ tại chỗ để cấp phát cho người dân.
Ngay khi nước bắt đầu rút, ngành Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Trị đã huy động lực lượng, phương tiện khắc phục các điểm sạt lở trên các tuyến đường nội tỉnh. Các điểm sạt lở do lũ quét ở tuyến Ba Lòng - Triệu Nguyên, quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh (Đakrông) đang được các đơn vị thi công tích cực khắc phục. Hầu hết các tuyến đường giao thông khu vực đồng bằng vẫn còn ngập trong nước, dự kiến vài ngày nữa mới thông suốt.
Tại thành phố Đông Hà, Công ty Cấp nước và xây dựng Quảng Trị đã khắc phục xong sự cố vỡ đường ống nước ở phường 3 và phường Đông Giang trong buổi sáng 19/10. Cùng ngày , học sinh nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã bắt đầu đi học trở lại.
Riêng 12 trường, với hơn 12.000 học sinh thuộc các xã vùng trũng của huyện Hải Lăng và một số xã thuộc huyện Triệu Phong do nước rút chậm nên học sinh có thể sẽ phải nghỉ học đến hết tuần này.
Ngành y tế đã tổ chức phun hóa chất, hướng dẫn xử lý nước sinh hoạt bằng Cloramin; làm vệ sinh môi trường, xử lý xác gia súc, gia cầm; tăng cường chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp phần phòng chống các loại dịch bệnh về tiêu hóa, ngoài da, các bệnh về mắt… Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh đã chuyển 1 tấn CloraminB, 300.000 viên Cloramin xử lý nước sinh hoạt và trên 60.000 gói xử lý nước hỗ trợ các địa phương, khu dân cư có nguy cơ tái ngập lụt trong thời gian tới.
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục triển khai nhiều biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân; huy động lực lượng tuần tra canh gác, gia cố bờ bao, bơm tiêu úng bảo vệ diện tích lúa Thu Đông, vườn cây ăn trái, ao hầm nuôi thủy sản; vận động và hỗ trợ các hộ vùng sâu, vùng sạt lở di dời đến nơi an toàn, tổ chức cứu trợ cho các hộ gặp khó khăn, khắc phục cơ sở hạ tầng...
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Long An chỉ đạo các huyện vùng lũ di dời ngay những hộ ngập sâu lên các cụm, tuyến dân cư, nhất là sơ tán những người già, trẻ em ra khỏi vùng bị ngập lũ để phòng ngừa tình huống xấu xảy ra.
Đợt mưa lũ từ 13/10 đến nay tại khu vực Trung Trung Bộ đã làm 10 người chết (Quảng Bình 3; Quảng Trị 5; Thừa Thiên Huế 1; Quảng Nam 1); bị thương 15 người (Quảng Bình 8; Quảng Trị 2; Thừa Thiên Huế 2; Quảng Nam 3) và 3 người mất tích (Quảng Bình 1; Quảng Trị 2). Nhà bị ngập 92.324 căn; lúa bị ngập 2.170 ha; hoa màu bị ngập, hư hại 3.571 ha. Số hộ phải di dời 6.517 hộ.
Lũ tại đồng bằng sông Cửu Long làm người chết 48 người chết. Nhà bị ngập nước 80.730 căn; lúa bị ngập úng 21.451 ha; đê bao, bờ bao bị sạt lở 1.455,7 km; đường giao thông nông thôn bị ngập 1.340 km.
Đêm qua và sáng nay (19/10), trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định đã có mưa to đến rất to. Lượng mưa đo được từ 19h/18 đến 7h/19 phổ biến ở mức 50-100mm, một số nơi cao hơn như Tây Trà 105mm, Giá Vực 144mm, Vân Canh 111mm.
Do mưa lớn, mực nước trên các sông ở Quảng Ngãi và Bình Định đang lên. Dự báo lũ trên các sông từ Quảng Ngãi đến Bình Định tiếp tục lên. Chiều tối nay (19/10), mực nước trên sông Trà Khúc tại Trà Khúc lên mức 6,0m, dưới báo động 3 0,5m; sông Vệ tại cầu Sông Vệ 5,3m, trên báo động 3 0,8m; các sông ở Bình Định lên mức báo động 1 - báo động 2, có nơi trên báo động 2. Cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất vùng núi và ngập úng ở vùng trũng và đồng bằng ở các tỉnh trên.
Lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi tiếp tục xuống. Sáng 19/10, mực nước trên phần lớn các sông sẽ xuống dưới mức báo động 1; riêng sông Kiến Giang tại Lệ Thủy còn ở mức 2,40m (dưới báo động 3 0,3m); các sông ở Thừa Thiên Huế ở mức báo động 1- báo động 2. Các sông khác ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên biến đổi chậm.
Chiều 19/10, tỉnh Kon Tum đã tổ chức họp trực tiếp khẩn với các địa phương nhằm phòng chống bão lũ do ảnh hưởng của nhiễu động trong đới gió Đông trên cao. Hiện trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có mưa nhiều nơi, riêng vùng thượng nguồn sông Đắk Bla (qua huyện Kon Plông, Kon Rẫy và thành phố Kon Tum) đã có mưa to với lượng mưa đo được từ 100-140mm. Các địa phương khác lượng mưa từ 30-60mm.
Đến chiều nay mực nước lũ trên các sông, suối trong tỉnh Kon Tum tiếp tục lên nhanh. Cụ thể sông Đắk Bla, tại Kon Plong là 594,03m, cao hơn mức báo động cấp 3 là 0,03m và cuối chiều nay sẽ tiếp tục dâng cao và duy trì ở mức cao. Tại thành phố Kon Tum mực nước sông Đăk Bla là 518,88m, cao hơn mức báo động cấp 1 là 0,88m và sẽ tiếp tục dâng cao; Trên sông Pô Kô, tại Đắk Mốt (huyện Kon Rẫy) là 584,27m, thấp hơn mức báo động cấp 1 là 0,23m và đến tối sẽ xấp xỉ mức báo động 1, sau đó sẽ duy trì ở mức cao.
Theo ông Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh, các địa phương cần khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng chống và giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ gây ra, đặc biệt cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng thấp.
Lũ đầu nguồn sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên đang xuống. Trong 2-3 ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên tiếp tục xuống sau biến đổi chậm, riêng vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên lên theo kỳ triều cường.
Đến ngày 22/10, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 4,60m (trên báo động 3 0,10m), tại Châu Đốc ở mức 4,10m (trên báo động 3 0,10m); tại các trạm chính vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên ở mức báo động 2-báo động 3, có nơi trên báo động 3 từ 0,1-0,2m./.
(TTXVN/Vietnam+)