Sáng ngày 5/1, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã diễn ra cuộc triển lãm “Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm-Đẹp-Vui.”
Cuộc triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam kết hợp với Quỹ Ford và Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Phát triển Văn hóa tổ chức nhằm đưa đến những thông tin đầy đủ hơn về một tín ngưỡng dân gian đặc sắc, có sức sống lâu bền của người Việt Nam trong cuộc sống.
Bốn chủ đề của triển lãm gồm: Mẫu-Tâm-Đẹp-Vui tương ứng với bốn màu đặc trưng của Tứ phủ: màu đỏ (Thiên phủ-miền Trời), màu trắng (Thoải phủ-miền Nước), màu vàng (Địa phủ-miền Đất) và màu xanh (Nhạc phủ-miền Rừng).
Thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch sử lâu đời, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn, là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin và có sức thu hút mọi tầng lớp trong xã hội.
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, Tâm được xem là giá trị cốt lõi. Mẫu dạy con người sống hướng thiện, tâm phải trong sáng, biết đối xử nhân thế, thờ phụng ông bà tổ tiên và biết ơn những người có công với dân với nước…
Những bức ảnh với nhiều cỡ lớn nhỏ khác nhau về các buổi hầu đồng cũng như hình ảnh và những dòng tâm sự của các ông, bà đồng, các đoạn vi deo hầu đồng cùng những trang phục, trang sức dùng trong các giá hầu đồng như: những bộ khăn áo, trang sức hầu Thánh, thẻ bài, cù ngọc… được trưng bày đầy đủ tại triển lãm.
Còn Đẹp trong tín ngưỡng thờ Mẫu được thể hiện qua chính lễ hầu đồng. Sự tương tác giữa hầu đồng, cung văn và người dự trong không gian buổi lễ khiến con người thăng hoa, quên đi phiền muộn trong cuộc sống hàng ngày.
Triển lãm còn giới thiệu những kết quả nghiên cứu, sưu tầm, phỏng vấn hàng trăm chủ thể văn hóa là các ông, bà đồng, người dân theo Mẫu sinh sống tập trung ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc: Lào Cai, Thanh Hóa, Nam Định, Hưng Yên, Bắc Ninh…
Bà Nguyễn Thị Hoa, một người dân ở Long Biên, Hà Nội chia sẻ: “Thường xuyên đi dự hầu đồng, tôi thấy thoải mái về tinh thần, lòng thanh thản, không thấy mệt mỏi mà còn khỏe ra. Mỗi lần đi về tôi thấy vui lắm, tâm hồn mát mẻ, hứng khởi không tả được.”
Triển lãm đem đến cho người xem ấn tượng độc đáo bởi sự đan xen tinh tế giữa sắc màu đặc trưng cho các không gian tâm linh, âm thanh và ca từ của hát văn, sự linh thiêng trong việc bài trí bàn thờ, đồ lễ dâng Thánh…
Cuộc trưng bày tạo nên vẻ đẹp độc đáo được hội tụ, chắt lọc từ cuộc sống đương đại của thực hành các nghi lễ thờ Mẫu.
Nhận xét về hầu đồng nói riêng và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam nói chung, tiến sĩ Laurenl Kendall, Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ, người trực tiếp tư vấn cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thực hiện trưng bày “Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm-Đẹp-Vui” cho biết, lên đồng là một nét đẹp của tín ngưỡng thờ Mẫu.
Từng là người đã tham gia những buổi hầu đồng ở Việt Nam từ năm 1998, tiến sĩ Laurenl Kendall cho rằng đây là một nghệ thuật mang tính trình diễn trên sân khấu với kịch tính và kỹ thuật đẹp./.
Cuộc triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam kết hợp với Quỹ Ford và Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Phát triển Văn hóa tổ chức nhằm đưa đến những thông tin đầy đủ hơn về một tín ngưỡng dân gian đặc sắc, có sức sống lâu bền của người Việt Nam trong cuộc sống.
Bốn chủ đề của triển lãm gồm: Mẫu-Tâm-Đẹp-Vui tương ứng với bốn màu đặc trưng của Tứ phủ: màu đỏ (Thiên phủ-miền Trời), màu trắng (Thoải phủ-miền Nước), màu vàng (Địa phủ-miền Đất) và màu xanh (Nhạc phủ-miền Rừng).
Thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch sử lâu đời, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn, là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin và có sức thu hút mọi tầng lớp trong xã hội.
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, Tâm được xem là giá trị cốt lõi. Mẫu dạy con người sống hướng thiện, tâm phải trong sáng, biết đối xử nhân thế, thờ phụng ông bà tổ tiên và biết ơn những người có công với dân với nước…
Những bức ảnh với nhiều cỡ lớn nhỏ khác nhau về các buổi hầu đồng cũng như hình ảnh và những dòng tâm sự của các ông, bà đồng, các đoạn vi deo hầu đồng cùng những trang phục, trang sức dùng trong các giá hầu đồng như: những bộ khăn áo, trang sức hầu Thánh, thẻ bài, cù ngọc… được trưng bày đầy đủ tại triển lãm.
Còn Đẹp trong tín ngưỡng thờ Mẫu được thể hiện qua chính lễ hầu đồng. Sự tương tác giữa hầu đồng, cung văn và người dự trong không gian buổi lễ khiến con người thăng hoa, quên đi phiền muộn trong cuộc sống hàng ngày.
Triển lãm còn giới thiệu những kết quả nghiên cứu, sưu tầm, phỏng vấn hàng trăm chủ thể văn hóa là các ông, bà đồng, người dân theo Mẫu sinh sống tập trung ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc: Lào Cai, Thanh Hóa, Nam Định, Hưng Yên, Bắc Ninh…
Bà Nguyễn Thị Hoa, một người dân ở Long Biên, Hà Nội chia sẻ: “Thường xuyên đi dự hầu đồng, tôi thấy thoải mái về tinh thần, lòng thanh thản, không thấy mệt mỏi mà còn khỏe ra. Mỗi lần đi về tôi thấy vui lắm, tâm hồn mát mẻ, hứng khởi không tả được.”
Triển lãm đem đến cho người xem ấn tượng độc đáo bởi sự đan xen tinh tế giữa sắc màu đặc trưng cho các không gian tâm linh, âm thanh và ca từ của hát văn, sự linh thiêng trong việc bài trí bàn thờ, đồ lễ dâng Thánh…
Cuộc trưng bày tạo nên vẻ đẹp độc đáo được hội tụ, chắt lọc từ cuộc sống đương đại của thực hành các nghi lễ thờ Mẫu.
Nhận xét về hầu đồng nói riêng và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam nói chung, tiến sĩ Laurenl Kendall, Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ, người trực tiếp tư vấn cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thực hiện trưng bày “Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm-Đẹp-Vui” cho biết, lên đồng là một nét đẹp của tín ngưỡng thờ Mẫu.
Từng là người đã tham gia những buổi hầu đồng ở Việt Nam từ năm 1998, tiến sĩ Laurenl Kendall cho rằng đây là một nghệ thuật mang tính trình diễn trên sân khấu với kịch tính và kỹ thuật đẹp./.
Thiên Linh (Vietnam+)