Hội nghị lần thứ 18 Công ước Khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã khai mạc chiều nay 26/11 tại thủ đô Doha của Qatar, với sự tham dự của đại diện gần 200 quốc gia. Hội nghị (COP-18) diễn ra trong bối cảnh thảm họa thiên nhiên xuất hiện ngày càng nhiều, gây thiệt hại nặng nề về người và của do sự ấm lên của Trái Đất.
Trong hai tuần, các đại biểu tham dự tập trung thảo luận về những nội dung chi tiết và cốt lõi của Nghị định thư Kyoto giai đoạn hai (từ ngày 1/1/2013), còn được gọi là Nghị định thư "hậu Kyoto". Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Quan hệ Quốc tế của Nam Phi Maite NKoana-Mashabane kêu gọi các đại biểu tham dự nỗ lực để đưa ra được một kế hoạch hành động cho 3 năm tới, hướng đến mục tiêu là một thỏa thuận khí hậu toàn cầu được triển khai từ năm 2020.
Trước ngày khai mạc Hội nghị COP-18, Thư ký Ban điều hành UNFCCC, bà Christiana Figueres cũng kêu gọi hội nghị thúc đẩy một hành động cấp toàn cầu về giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Một trong những ưu tiên của hội nghị là đảm bảo sự tiếp nối của Nghị định thư Kyoto và lập kế hoạch hành động theo tinh thần Tuyên bố Durban - một cơ chế đàm phán mới về khí thải nhà kính. Các nước cũng sẽ đề cập đến việc huy động nhiều tỷ USD hỗ trợ các nước đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu.
Nghị định thư Kyoto là thỏa thuận quốc tế duy nhất mang tính ràng buộc đối với các nước phát triển về giảm lượng khí thải nhà kính - nguyên nhân chính làm Trái Đất nóng lên. Nghị định thư này được công bố năm 1997 tại một hội nghị quốc tế về chống biến đổi khí hậu, họp tại cố đô Kyoto của Nhật Bản. Nghị định thư chính thức có hiệu lực ngày 16/2/2005, quy định đến năm 2012 các nước công nghiệp phải giảm lượng khí thải nhà kính trung bình đi 7-8% so với lượng khí thải năm 1990. Mặc dù về ý nghĩa là rất tích cực, nhưng cho đến nay Nghị định thư Kyoto trên thực tế vẫn được xem là không khả thi. Và trong khi thời hạn 2012 sắp kết thúc, thế giới tiếp tục chạy đua với thời gian với hy vọng cho ra đời một thỏa thuận quốc tế mới về chống biến đổi khí hậu.
Tiến tình thương lượng về chống biến đổi khí hậu đã kéo dài nhiều năm qua nhưng chưa đạt được mục đích chính, các cuộc đối thoại diễn ra khá chậm và phải đối mặt với nhiều ý kiến trái chiều. Theo một báo cáo mới nhất của Liên hợp quốc, lượng khí thải CO2 đã tăng thêm 20% từ năm 2000, và gần đây nhất một dự án nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng chỉ ra nhiệt độ Trái Đất đã tăng thêm 4 độ C so với thời kỳ trước khi ngành công nghiệp thế giới bùng nổ (sau thập niên 1950), và cao hơn mục tiêu 2 độ C mà Liên hợp quốc đặt ra./.
Trong hai tuần, các đại biểu tham dự tập trung thảo luận về những nội dung chi tiết và cốt lõi của Nghị định thư Kyoto giai đoạn hai (từ ngày 1/1/2013), còn được gọi là Nghị định thư "hậu Kyoto". Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Quan hệ Quốc tế của Nam Phi Maite NKoana-Mashabane kêu gọi các đại biểu tham dự nỗ lực để đưa ra được một kế hoạch hành động cho 3 năm tới, hướng đến mục tiêu là một thỏa thuận khí hậu toàn cầu được triển khai từ năm 2020.
Trước ngày khai mạc Hội nghị COP-18, Thư ký Ban điều hành UNFCCC, bà Christiana Figueres cũng kêu gọi hội nghị thúc đẩy một hành động cấp toàn cầu về giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Một trong những ưu tiên của hội nghị là đảm bảo sự tiếp nối của Nghị định thư Kyoto và lập kế hoạch hành động theo tinh thần Tuyên bố Durban - một cơ chế đàm phán mới về khí thải nhà kính. Các nước cũng sẽ đề cập đến việc huy động nhiều tỷ USD hỗ trợ các nước đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu.
Nghị định thư Kyoto là thỏa thuận quốc tế duy nhất mang tính ràng buộc đối với các nước phát triển về giảm lượng khí thải nhà kính - nguyên nhân chính làm Trái Đất nóng lên. Nghị định thư này được công bố năm 1997 tại một hội nghị quốc tế về chống biến đổi khí hậu, họp tại cố đô Kyoto của Nhật Bản. Nghị định thư chính thức có hiệu lực ngày 16/2/2005, quy định đến năm 2012 các nước công nghiệp phải giảm lượng khí thải nhà kính trung bình đi 7-8% so với lượng khí thải năm 1990. Mặc dù về ý nghĩa là rất tích cực, nhưng cho đến nay Nghị định thư Kyoto trên thực tế vẫn được xem là không khả thi. Và trong khi thời hạn 2012 sắp kết thúc, thế giới tiếp tục chạy đua với thời gian với hy vọng cho ra đời một thỏa thuận quốc tế mới về chống biến đổi khí hậu.
Tiến tình thương lượng về chống biến đổi khí hậu đã kéo dài nhiều năm qua nhưng chưa đạt được mục đích chính, các cuộc đối thoại diễn ra khá chậm và phải đối mặt với nhiều ý kiến trái chiều. Theo một báo cáo mới nhất của Liên hợp quốc, lượng khí thải CO2 đã tăng thêm 20% từ năm 2000, và gần đây nhất một dự án nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng chỉ ra nhiệt độ Trái Đất đã tăng thêm 4 độ C so với thời kỳ trước khi ngành công nghiệp thế giới bùng nổ (sau thập niên 1950), và cao hơn mục tiêu 2 độ C mà Liên hợp quốc đặt ra./.
(TTXVN)