Sáng 10/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ năm cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng còn có ý kiến khác nhau của các dự án Luật xử lý vi phạm hành chính và Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.
Liên quan đến thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, những biện pháp xử lý hành chính là những biện pháp mang tính cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước.
Do đó, việc giao tòa án quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo trình tự, thủ tục chặt chẽ là giải pháp hữu hiệu để bảo đảm quyền cơ bản của công dân, bảo đảm tính khách quan, minh bạch, chính xác, dân chủ. Việc này cũng nhằm phân định rạch ròi về chức năng, nhiệm vụ giữa hành chính và tư pháp, phù hợp với Hiến pháp và Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp.
Hầu hết các ý kiến tại phiên họp đồng tình với quan điểm này của cơ quan thẩm tra. Một số ý kiến đề nghị cần làm tốt công tác chuẩn bị năng lực cho tòa án cấp huyện, đồng thời có cơ chế giám sát hiệu quả để đảm bảo tính khách quan, chính xác, tránh để xảy ra những việc nhầm lẫn, sai sót và các hành vi tiêu cực.
Về quy định mức xử phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính, Ủy ban Pháp luật tán thành để ở mức 2 tỷ đồng. Tuy nhiên cần cân nhắc tăng mức phạt tối đa trong các lĩnh vực cho phù hợp, vừa đảm bảo tính răn đe, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính; đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, mức thu nhập bình quân của người dân và không được vượt quá mức xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm tương ứng.
Thẩm tra về quy định xử lý tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính bị áp dụng hình thức xử phạt tịch thu, Ủy ban Pháp luật cho rằng, nếu người chủ sở hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi thì không phải chịu trách nhiệm về việc vi phạm do người khác gây ra, do đó cần phải được trả lại cho chủ sở hữu.
Góp ý về vấn đề này, Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an cho rằng, nếu quy định như vậy, nhiều trường hợp đối tượng đua xe mượn phương tiện để đua xe, không phải chủ sở hữu sẽ không thể tịch thu phương tiện vi phạm, ông Ngọ đề nghị dự án luật cần có quy định thỏa đáng để đảm bảo yêu cầu răn đe, phòng ngừa tội phạm.
Có ý kiến cho rằng việc quy định đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh là quá nghiêm khắc và không cần thiết bởi nhiều người bán dâm hoàn toàn không có bệnh. Cần có biện pháp đối xử với các đối tượng này theo hướng xử phạt bằng hình thức lao động công ích để đóng góp cho xã hội, đồng thời tăng cường tính giáo dục, phòng ngừa chung.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng tán thành việc quy định mức xử phạt cao hơn nhưng tối đa không quá 2 lần mức phạt tiền chung đối với cùng hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông, môi trường, quản lý đô thị tại khu vực nội thành của các thành phố lớn trực thuộc Trung ương; đồng thời cũng là hết sức cần thiết để giữ gìn trật tự, kỷ cương và an toàn xã hội.
Cũng về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị không nên quy định cứng là “nội thành” bởi có thể tại các khu vực ngoại thành có nhiều khu công nghiệp, hoặc khu vực đặc biệt khác, những hành vi vi phạm hành chính cũng gây nguy hiểm cho xã hội cần có mức xử phạt hợp lý.
Một số ý kiến khác cũng đề nghị giữ lại quy định căn cứ vào tỷ lệ phần trăm biến động về giá cả theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ điều chỉnh tương ứng mức xử phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực vì quy định như vậy là đảm bảo tính khả thi trong trường hợp biến động về giá, lạm phát.
Cũng trong sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng, ý kiến còn khác nhau của dự án Luật Phổ biến và giáo dục pháp luật như đối tượng điều chỉnh; nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật; xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật; báo cáo viên pháp luật; Ngày pháp luật và một số vấn đề khác./.
Liên quan đến thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, những biện pháp xử lý hành chính là những biện pháp mang tính cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước.
Do đó, việc giao tòa án quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo trình tự, thủ tục chặt chẽ là giải pháp hữu hiệu để bảo đảm quyền cơ bản của công dân, bảo đảm tính khách quan, minh bạch, chính xác, dân chủ. Việc này cũng nhằm phân định rạch ròi về chức năng, nhiệm vụ giữa hành chính và tư pháp, phù hợp với Hiến pháp và Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp.
Hầu hết các ý kiến tại phiên họp đồng tình với quan điểm này của cơ quan thẩm tra. Một số ý kiến đề nghị cần làm tốt công tác chuẩn bị năng lực cho tòa án cấp huyện, đồng thời có cơ chế giám sát hiệu quả để đảm bảo tính khách quan, chính xác, tránh để xảy ra những việc nhầm lẫn, sai sót và các hành vi tiêu cực.
Về quy định mức xử phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính, Ủy ban Pháp luật tán thành để ở mức 2 tỷ đồng. Tuy nhiên cần cân nhắc tăng mức phạt tối đa trong các lĩnh vực cho phù hợp, vừa đảm bảo tính răn đe, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính; đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, mức thu nhập bình quân của người dân và không được vượt quá mức xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm tương ứng.
Thẩm tra về quy định xử lý tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính bị áp dụng hình thức xử phạt tịch thu, Ủy ban Pháp luật cho rằng, nếu người chủ sở hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi thì không phải chịu trách nhiệm về việc vi phạm do người khác gây ra, do đó cần phải được trả lại cho chủ sở hữu.
Góp ý về vấn đề này, Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an cho rằng, nếu quy định như vậy, nhiều trường hợp đối tượng đua xe mượn phương tiện để đua xe, không phải chủ sở hữu sẽ không thể tịch thu phương tiện vi phạm, ông Ngọ đề nghị dự án luật cần có quy định thỏa đáng để đảm bảo yêu cầu răn đe, phòng ngừa tội phạm.
Có ý kiến cho rằng việc quy định đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh là quá nghiêm khắc và không cần thiết bởi nhiều người bán dâm hoàn toàn không có bệnh. Cần có biện pháp đối xử với các đối tượng này theo hướng xử phạt bằng hình thức lao động công ích để đóng góp cho xã hội, đồng thời tăng cường tính giáo dục, phòng ngừa chung.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng tán thành việc quy định mức xử phạt cao hơn nhưng tối đa không quá 2 lần mức phạt tiền chung đối với cùng hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông, môi trường, quản lý đô thị tại khu vực nội thành của các thành phố lớn trực thuộc Trung ương; đồng thời cũng là hết sức cần thiết để giữ gìn trật tự, kỷ cương và an toàn xã hội.
Cũng về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị không nên quy định cứng là “nội thành” bởi có thể tại các khu vực ngoại thành có nhiều khu công nghiệp, hoặc khu vực đặc biệt khác, những hành vi vi phạm hành chính cũng gây nguy hiểm cho xã hội cần có mức xử phạt hợp lý.
Một số ý kiến khác cũng đề nghị giữ lại quy định căn cứ vào tỷ lệ phần trăm biến động về giá cả theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ điều chỉnh tương ứng mức xử phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực vì quy định như vậy là đảm bảo tính khả thi trong trường hợp biến động về giá, lạm phát.
Cũng trong sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng, ý kiến còn khác nhau của dự án Luật Phổ biến và giáo dục pháp luật như đối tượng điều chỉnh; nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật; xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật; báo cáo viên pháp luật; Ngày pháp luật và một số vấn đề khác./.
Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)