Ngày 30/1, triển lãm ảnh “Theo dòng sợi lanh” đã khai mạc tại thủ đô Paris, Pháp, mang đến cho người xem một góc nhìn mới về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Mông ở Việt Nam.
Triển lãm được Hội Orange Fleurs d’Espoir do bà Vũ Thị Xuân Phương làm chủ tịch và Hội Batik International phối hợp tổ chức.
Bà Vũ Thị Xuân Phương cho biết, với mục đích giúp các hộ gia đình Mông bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt với nghề dệt thổ cẩm đồng thời góp phần tăng thu nhập cho đồng bào Mông ở vùng sâu, vùng xa của Việt Nam.
Từ năm 2008, Hội Orange Fleurs d’Espoir đã cùng với Hội Batik International và một số đối tác có nhiều hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ hai hợp tác xã dệt thổ cẩm Hợp Tiến (xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) và Cán Tỷ (xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) trong khuôn khổ dự án “Các dân tộc thiểu số và nghề thủ công.”
Với sự giúp đỡ quý báu này, đồng bào Mông tham gia dự án được hướng dẫn nâng cao tay nghề, tiếp cận máy móc hiện đại, dệt thêm nhiều sản phẩm đẹp, có chất lượng. Quan trọng hơn là họ được trợ giúp nghiên cứu, mở rộng thị trường, có cơ hội giới thiệu và bán các sản phẩm thổ cẩm truyền thống sang Pháp và nhiều nước trên thế giới./.
Triển lãm được Hội Orange Fleurs d’Espoir do bà Vũ Thị Xuân Phương làm chủ tịch và Hội Batik International phối hợp tổ chức.
Bà Vũ Thị Xuân Phương cho biết, với mục đích giúp các hộ gia đình Mông bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt với nghề dệt thổ cẩm đồng thời góp phần tăng thu nhập cho đồng bào Mông ở vùng sâu, vùng xa của Việt Nam.
Từ năm 2008, Hội Orange Fleurs d’Espoir đã cùng với Hội Batik International và một số đối tác có nhiều hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ hai hợp tác xã dệt thổ cẩm Hợp Tiến (xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) và Cán Tỷ (xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) trong khuôn khổ dự án “Các dân tộc thiểu số và nghề thủ công.”
Với sự giúp đỡ quý báu này, đồng bào Mông tham gia dự án được hướng dẫn nâng cao tay nghề, tiếp cận máy móc hiện đại, dệt thêm nhiều sản phẩm đẹp, có chất lượng. Quan trọng hơn là họ được trợ giúp nghiên cứu, mở rộng thị trường, có cơ hội giới thiệu và bán các sản phẩm thổ cẩm truyền thống sang Pháp và nhiều nước trên thế giới./.
Trung Dũng/Paris (Vietnam+)