Sau nhiều năm tìm kiếm, thăm dò trữ lượng vàng tại 6/8 huyện, thị xã của tỉnh Bắc Kạn gồm huyện Ngân Sơn, Ba Bể, Na Rì, Chợ Mới, Pác Nặm, Bạch Thông, các cơ quan chức năng đã xác định được 17 mỏ, điểm quặng có vàng gốc, vàng sa khoáng với trữ lượng khoảng 30 tấn.
Theo các tài liệu thu thập được, 7 điểm vàng lớn tập trung tại huyện Ngân Sơn, trong đó mỏ vàng gốc Pác Lạng xã Thượng Quang vẫn được đánh giá nhiều vàng nhất, với trữ lượng khoảng 22,260 tấn.
Huyện Na Rì có 3 điểm vàng sa khoáng tập trung dọc theo dòng sông ngầm dưới dãy núi đá vôi, phun chảy từ khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ ra sông Bắc Giang thuộc địa phận các xã Kim Hỷ, Lương Thượng, Tân An, Lương Thành có trữ lượng khoảng 5,694 tấn...
Ngoài các tài liệu thăm dò về vàng, Bắc Kạn đang sở hữu 165 điểm mỏ khoáng vật có giá trị kinh tế cao như 70 mỏ và điểm quặng chì kẽm, trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, 13 mỏ và điểm mỏ quặng sắt, trữ lượng khoảng 22 triệu tấn; 150 triệu m3 đá vôi đá làm ximăng; khoảng 460 triệu m3 đá trắng, đá thạch anh; trên 10 triệu m3 đất sét ximăng...
Để bảo vệ được nguồn tài nguyên khoáng sản này, tỉnh Bắc Kạn đã có những động thái rất quyết liệt trong việc lập lại trật tự khai thác khoáng sản trên địa bàn, nhưng việc khai thác trái phép không những không giảm mà còn gia tăng phức tạp hơn.
Riêng tình trạng khai thác vàng trái phép trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ diễn ra suốt từ năm 1986 đến nay vẫn chưa dẹp bỏ được. Mỗi lần chính quyền tổ chức truy quét tình hình tạm lắng xuống sau đó lại bùng phát dữ dội hơn. Nạn khai thác trái phép này đã tàn phá nguồn tài nguyên khoáng sản, tàn phá môi trường, gây khó khăn cho công tác quản lý.
Ông Ma Trương Thiêm, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn cho biết tỉnh đã ra hẳn một nghị quyết về vấn nạn này. Ủy ban Nhân dân tỉnh cũng thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xử lý, ngăn chặn nạn khai thác khoáng sản trái phép, nhắc nhở các đơn vị thực hiện nghiêm túc quy trình khai thác và thực hiện các quy định về an toàn trong sản xuất, khai thác khoáng sản. Tỉnh giao trách nhiệm cá nhân và hình thức kỷ luật đối với lãnh đạo chủ chốt các huyện, xã nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.
Đầu tháng Năm vừa qua, cơ quan chức năng tỉnh đã ra quân truy quét và xử lý 4 máy xúc của 3 đối tượng khai thác vàng trái phép, mỗi đối tượng vi phạm bị phạt 80 triệu đồng. Đồng thời, Ủy ban Nhân dân tỉnh còn quyết định phạt 6 đối tượng có vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản tại huyện Ngân Sơn, mỗi đối tượng 70 triệu đồng và tịch thu 8 máy xúc.
Tuy địa phương đã mạnh tay xử lý các vụ vi phạm song trên thực tế người khai thác vàng trái phép tại đây vẫn không chịu bỏ cuộc, vì mức phạt cao nhất hiện nay là 80 triệu đồng chưa đủ sức mạnh răn đe và không đáng kể so với lợi ích họ có được từ khai thác trái phép tài nguyên. Do đó, cần phải có chế tài đủ mạnh để loại bỏ tận gốc nạn khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn./.
Theo các tài liệu thu thập được, 7 điểm vàng lớn tập trung tại huyện Ngân Sơn, trong đó mỏ vàng gốc Pác Lạng xã Thượng Quang vẫn được đánh giá nhiều vàng nhất, với trữ lượng khoảng 22,260 tấn.
Huyện Na Rì có 3 điểm vàng sa khoáng tập trung dọc theo dòng sông ngầm dưới dãy núi đá vôi, phun chảy từ khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ ra sông Bắc Giang thuộc địa phận các xã Kim Hỷ, Lương Thượng, Tân An, Lương Thành có trữ lượng khoảng 5,694 tấn...
Ngoài các tài liệu thăm dò về vàng, Bắc Kạn đang sở hữu 165 điểm mỏ khoáng vật có giá trị kinh tế cao như 70 mỏ và điểm quặng chì kẽm, trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, 13 mỏ và điểm mỏ quặng sắt, trữ lượng khoảng 22 triệu tấn; 150 triệu m3 đá vôi đá làm ximăng; khoảng 460 triệu m3 đá trắng, đá thạch anh; trên 10 triệu m3 đất sét ximăng...
Để bảo vệ được nguồn tài nguyên khoáng sản này, tỉnh Bắc Kạn đã có những động thái rất quyết liệt trong việc lập lại trật tự khai thác khoáng sản trên địa bàn, nhưng việc khai thác trái phép không những không giảm mà còn gia tăng phức tạp hơn.
Riêng tình trạng khai thác vàng trái phép trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ diễn ra suốt từ năm 1986 đến nay vẫn chưa dẹp bỏ được. Mỗi lần chính quyền tổ chức truy quét tình hình tạm lắng xuống sau đó lại bùng phát dữ dội hơn. Nạn khai thác trái phép này đã tàn phá nguồn tài nguyên khoáng sản, tàn phá môi trường, gây khó khăn cho công tác quản lý.
Ông Ma Trương Thiêm, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn cho biết tỉnh đã ra hẳn một nghị quyết về vấn nạn này. Ủy ban Nhân dân tỉnh cũng thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xử lý, ngăn chặn nạn khai thác khoáng sản trái phép, nhắc nhở các đơn vị thực hiện nghiêm túc quy trình khai thác và thực hiện các quy định về an toàn trong sản xuất, khai thác khoáng sản. Tỉnh giao trách nhiệm cá nhân và hình thức kỷ luật đối với lãnh đạo chủ chốt các huyện, xã nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.
Đầu tháng Năm vừa qua, cơ quan chức năng tỉnh đã ra quân truy quét và xử lý 4 máy xúc của 3 đối tượng khai thác vàng trái phép, mỗi đối tượng vi phạm bị phạt 80 triệu đồng. Đồng thời, Ủy ban Nhân dân tỉnh còn quyết định phạt 6 đối tượng có vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản tại huyện Ngân Sơn, mỗi đối tượng 70 triệu đồng và tịch thu 8 máy xúc.
Tuy địa phương đã mạnh tay xử lý các vụ vi phạm song trên thực tế người khai thác vàng trái phép tại đây vẫn không chịu bỏ cuộc, vì mức phạt cao nhất hiện nay là 80 triệu đồng chưa đủ sức mạnh răn đe và không đáng kể so với lợi ích họ có được từ khai thác trái phép tài nguyên. Do đó, cần phải có chế tài đủ mạnh để loại bỏ tận gốc nạn khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn./.
Lý Thanh Hương (TTXVN/Vietnam+)