Bức họa Mona Lisa nổi tiếng thế giới đã lồng ghép những hình ảnh văn học vốn được khắc họa trong các tác phẩm thi ca của hai nhà thơ nổi tiếng người Italy - Horace (nhà thơ thời La Mã) và Petrarch (người được xem là ông tổ của thơ mới châu Âu).
Đó là nhận định của Ross Kilpatrick, Giáo sư danh dự tại Đại học Nữ hoàng (Queen University, Canada) vừa được đăng tải trên tạp chí Medicea của Italy.
Theo Giáo sư Kilpatrick, kỹ thuật lấy các trích đoạn trong văn học và sau đó lồng ghép vào các tác phẩm nghệ thuật được coi là một "phát minh" và từng được nhiều nghệ sĩ thời Phục hưng sử dụng.
"Bố cục của kiệt tác Mona Lisa rất gây ấn tượng. Tại sao Leonardo da Vinci lại vẽ một người phụ nữ ngồi ở ban công, trong khi cảnh nền lại là một thế giới hoàn toàn khác, một khung cảnh rộng lớn và cằn cỗi? Leonardo muốn nói lên điều gì?"
Giáo sư Kilpatrick cho rằng Leonardo đang đề cập đến bài thơ "Integer vitae" (Ode 1.22) của Horace và hai bài xônê (Canzoniere CXLV và CLIX) của Petrarch.
Giống như bức họa Mona Lisa, cả ba bài thơ này đều khắc họa và tôn vinh một người phụ nữ đang mỉm cười, với lời thề sẽ yêu và theo đuổi người phụ nữ này đến tận bất kỳ đâu trên thế giới, từ những vùng núi ẩm ướt cho đến các sa mạc khô cằn.
Những vùng đất được Horace và Petrarch đề cập và mô tả trong các tác phẩm trên của họ tương tự với hậu cảnh của bức Mona Lisa. Cả hai nhà thơ này đã được ca tụng rất nhiều vào thời điểm Leonardo vẽ bức họa nàng Mona Lisa.
Leonardo rất quen thuộc với các tác phẩm của Horace và Petrarch, đồng thời cây cầu mờ ảo phía xa trong bức họa Mona Lisa được xác định là giống với cây cầu ở thị trấn Arezzo (miền Trung Italy), quê hương của Petrarch.
Giáo sư Kilpatrick, người đã nghiên cứu những ẩn ý văn học trong các tác phẩm nghệ thuật suốt 20 năm qua, cho rằng bức họa Mona Lisa được sáng tác vào thời điểm đã có nhiều tác phẩm văn học lớn. Ông kết luận: "Văn học đã được trích dẫn, được đề cập và được tôn vinh"./.
Đó là nhận định của Ross Kilpatrick, Giáo sư danh dự tại Đại học Nữ hoàng (Queen University, Canada) vừa được đăng tải trên tạp chí Medicea của Italy.
Theo Giáo sư Kilpatrick, kỹ thuật lấy các trích đoạn trong văn học và sau đó lồng ghép vào các tác phẩm nghệ thuật được coi là một "phát minh" và từng được nhiều nghệ sĩ thời Phục hưng sử dụng.
"Bố cục của kiệt tác Mona Lisa rất gây ấn tượng. Tại sao Leonardo da Vinci lại vẽ một người phụ nữ ngồi ở ban công, trong khi cảnh nền lại là một thế giới hoàn toàn khác, một khung cảnh rộng lớn và cằn cỗi? Leonardo muốn nói lên điều gì?"
Giáo sư Kilpatrick cho rằng Leonardo đang đề cập đến bài thơ "Integer vitae" (Ode 1.22) của Horace và hai bài xônê (Canzoniere CXLV và CLIX) của Petrarch.
Giống như bức họa Mona Lisa, cả ba bài thơ này đều khắc họa và tôn vinh một người phụ nữ đang mỉm cười, với lời thề sẽ yêu và theo đuổi người phụ nữ này đến tận bất kỳ đâu trên thế giới, từ những vùng núi ẩm ướt cho đến các sa mạc khô cằn.
Những vùng đất được Horace và Petrarch đề cập và mô tả trong các tác phẩm trên của họ tương tự với hậu cảnh của bức Mona Lisa. Cả hai nhà thơ này đã được ca tụng rất nhiều vào thời điểm Leonardo vẽ bức họa nàng Mona Lisa.
Leonardo rất quen thuộc với các tác phẩm của Horace và Petrarch, đồng thời cây cầu mờ ảo phía xa trong bức họa Mona Lisa được xác định là giống với cây cầu ở thị trấn Arezzo (miền Trung Italy), quê hương của Petrarch.
Giáo sư Kilpatrick, người đã nghiên cứu những ẩn ý văn học trong các tác phẩm nghệ thuật suốt 20 năm qua, cho rằng bức họa Mona Lisa được sáng tác vào thời điểm đã có nhiều tác phẩm văn học lớn. Ông kết luận: "Văn học đã được trích dẫn, được đề cập và được tôn vinh"./.
Ngự Bình/Rome (Vietnam+)