Tính đến ngày 2/11, trước tình trạng mưa lớn kéo dài liên tục suốt bốn ngày qua, gây nhiều đợt lũ, tỉnh Khánh Hòa đã phải mở cửa xả lũ đối với 5 hồ chứa nước.
Bên cạnh đó, ba hồ chứa nước khác tại tỉnh Khánh Hòa có dung tích nhỏ, nước lũ đã vượt lên và tràn tự do. Tám hồ nói trên có tổng dung tích chứa trên 120 triệu m3.
Một số hồ chứa nước lớn như Đá Bàn (46 triệu m3) đã bắt đầu xả lũ từ hôm nay (2/11) với lưu lượng bước đầu đạt 17,5 mét khối/ giây; hồ chứa nước Suối Dầu có dung tích 31 triệu m3, đã phải tăng cường lưu lượng xả và hiện đã xả ba cửa với tổng mức 250 m3/ giây; hồ chứa nước Cam Ranh cũng đã xả cả 3 cửa, với lưu lượng 131m3/ giây.
Trong quá trình xả lũ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thông báo trước cho người dân ở các khu vực hạ nguồn kịp thời ứng phó, điều tiết nguồn nước xả hợp lý, chủ động phương án sơ tán dân vùng bị ngập...
Theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Khánh Hòa, hiện nay mực nước trên các sông trong tỉnh đang dâng trở lại. Tại sông Cái (Nha Trang) và sông Dinh (Trạm Ninh Hòa), mực nước đều vượt mức báo động 2.
Từ ngày 30/10 đến nay, do ảnh hưởng của nhiễu động đới gió đông, tại tỉnh Đắk Lắk đã có mưa to trên diện rộng. Tại M’Đrắk lượng mưa lên tới 247mm, Ea Kar 147mm, Krông Bông 143mm… Mực nước các sông suối trên địa bàn Đắk Lắk đang lên rất nhanh.
Tại huyện M’Đrắk, Ea Kar và Krông Bông, nhiều tuyến đường tỉnh lộ bị nước lũ cắt đứt, nhiều đoạn ngập sâu; nhiều công trình thủy lợi bị sạt lở nặng. Huyện M’Đrắk đã phải khẩn cấp sơ tán 30 hộ dân buôn Lênh, xã Krông Jin đến nơi an toàn.
Hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ, nhưng ước đến thời điểm này toàn tỉnh đã có hàng trăm ha lúa, hoa màu và hàng trăm nhà dân bị ngập nước. Hiện tại trời vẫn đang tiếp tục mưa, nước lũ vẫn chưa có dấu hiệu rút xuống.
Dự báo trong ba ngày tới tại các huyện phía đông sẽ có mưa to trên 180mm, có nơi lên tới 300mm. Công tác phòng chống lũ lụt, cứu dân và đối phó với các tình huống khẩn cấp do mưa lũ gây ra đang được tỉnh Đắk Lắk triển khai hết sức khẩn trương.
Tại tỉnh Bình Định, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường mạnh và nhiễu động trong đới gió đông trên cao, nên khu vực tỉnh Bình Định từ ngày 1/11 đến 7 giờ sáng ngày 2/11 đã có mưa vừa và có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 75-181 mm. Vì vậy, mực nước ở các sông và hồ chứa thuỷ lợi cũng đang lên nhanh và có lũ ở trên mức báo động 1.
Dự báo ngày và đêm 2/11 khu vực Bình Định tiếp tục có mưa to đến rất to, mực nước các sông trong tỉnh tiếp tục dâng cao, khả năng lên mức báo động 2 và 3, có nơi trên báo động cấp 3 và sau đó nước tiếp tục còn lên.
Trên tuyến đường huyết mạch 636 B từ thị trấn Bình Định, huyện Tuy Phước về các xã khu Đông Tuy Phước đã bị nước ngập tràn qua 2 đoạn trên 0,5m. Hiện nay, chỉ có phương tiện ôtô có trọng tải lớn mới được phép qua qua lại, và khả năng đêm nay sẽ bị chia cắt hoàn toàn.
Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, huyện Tuy Phước đã cử các đoàn cán bộ xuống các xã khu Đông kiểm tra tình hình và hướng dẫn người dân sẵn sàng ứng phó với lũ./.
Bên cạnh đó, ba hồ chứa nước khác tại tỉnh Khánh Hòa có dung tích nhỏ, nước lũ đã vượt lên và tràn tự do. Tám hồ nói trên có tổng dung tích chứa trên 120 triệu m3.
Một số hồ chứa nước lớn như Đá Bàn (46 triệu m3) đã bắt đầu xả lũ từ hôm nay (2/11) với lưu lượng bước đầu đạt 17,5 mét khối/ giây; hồ chứa nước Suối Dầu có dung tích 31 triệu m3, đã phải tăng cường lưu lượng xả và hiện đã xả ba cửa với tổng mức 250 m3/ giây; hồ chứa nước Cam Ranh cũng đã xả cả 3 cửa, với lưu lượng 131m3/ giây.
Trong quá trình xả lũ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thông báo trước cho người dân ở các khu vực hạ nguồn kịp thời ứng phó, điều tiết nguồn nước xả hợp lý, chủ động phương án sơ tán dân vùng bị ngập...
Theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Khánh Hòa, hiện nay mực nước trên các sông trong tỉnh đang dâng trở lại. Tại sông Cái (Nha Trang) và sông Dinh (Trạm Ninh Hòa), mực nước đều vượt mức báo động 2.
Từ ngày 30/10 đến nay, do ảnh hưởng của nhiễu động đới gió đông, tại tỉnh Đắk Lắk đã có mưa to trên diện rộng. Tại M’Đrắk lượng mưa lên tới 247mm, Ea Kar 147mm, Krông Bông 143mm… Mực nước các sông suối trên địa bàn Đắk Lắk đang lên rất nhanh.
Tại huyện M’Đrắk, Ea Kar và Krông Bông, nhiều tuyến đường tỉnh lộ bị nước lũ cắt đứt, nhiều đoạn ngập sâu; nhiều công trình thủy lợi bị sạt lở nặng. Huyện M’Đrắk đã phải khẩn cấp sơ tán 30 hộ dân buôn Lênh, xã Krông Jin đến nơi an toàn.
Hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ, nhưng ước đến thời điểm này toàn tỉnh đã có hàng trăm ha lúa, hoa màu và hàng trăm nhà dân bị ngập nước. Hiện tại trời vẫn đang tiếp tục mưa, nước lũ vẫn chưa có dấu hiệu rút xuống.
Dự báo trong ba ngày tới tại các huyện phía đông sẽ có mưa to trên 180mm, có nơi lên tới 300mm. Công tác phòng chống lũ lụt, cứu dân và đối phó với các tình huống khẩn cấp do mưa lũ gây ra đang được tỉnh Đắk Lắk triển khai hết sức khẩn trương.
Tại tỉnh Bình Định, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường mạnh và nhiễu động trong đới gió đông trên cao, nên khu vực tỉnh Bình Định từ ngày 1/11 đến 7 giờ sáng ngày 2/11 đã có mưa vừa và có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 75-181 mm. Vì vậy, mực nước ở các sông và hồ chứa thuỷ lợi cũng đang lên nhanh và có lũ ở trên mức báo động 1.
Dự báo ngày và đêm 2/11 khu vực Bình Định tiếp tục có mưa to đến rất to, mực nước các sông trong tỉnh tiếp tục dâng cao, khả năng lên mức báo động 2 và 3, có nơi trên báo động cấp 3 và sau đó nước tiếp tục còn lên.
Trên tuyến đường huyết mạch 636 B từ thị trấn Bình Định, huyện Tuy Phước về các xã khu Đông Tuy Phước đã bị nước ngập tràn qua 2 đoạn trên 0,5m. Hiện nay, chỉ có phương tiện ôtô có trọng tải lớn mới được phép qua qua lại, và khả năng đêm nay sẽ bị chia cắt hoàn toàn.
Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, huyện Tuy Phước đã cử các đoàn cán bộ xuống các xã khu Đông kiểm tra tình hình và hướng dẫn người dân sẵn sàng ứng phó với lũ./.
(TTXVN/Vietnam+)