Tỉnh Khánh Hòa đang phải phục dựng lại di tích lịch sử văn hóa Văn chỉ Vĩnh Xương, mặc dù nó chưa được công nhận là di tích ở cấp nào cả, nhưng nó cần phải tiếp tục bảo tồn sau hơn 160 năm tồn tại.
Chỉ vì sự thiếu hiểu biết, không nhận thức được giá trị đích thực, hoặc có khi vì sự tắc trách của chính quyền, mà cách đây hơn 3 năm, di tích này đã bị tháo dỡ để... bán phế liệu.
Cũng may báo chí phát hiện và lên tiếng, tỉnh Khánh Hòa mới kịp thời chuộc những gì còn lại của di tích đưa về bản quán, nay thì xây dựng lại trên nền đất cũ.
Di tích Văn chỉ Vĩnh Xương là nơi thờ Khổng Tử (còn gọi là nơi thờ đạo học) và lưu danh những người của vùng đất này thi cử đỗ đạt cao, được nhân dân xây dựng năm 1849, vào thời vua Tự Đức, tại làng Ngọc Hội, Vĩnh Điềm, huyện Vĩnh Xương (nay là xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang).
Năm 1889, Văn chỉ Vĩnh Xương được dời đến vị trí ngày nay thuộc phường Phương Sơn, Nha Trang. Các kiến trúc gỗ ở văn chỉ này được chạm trổ nhiều họa tiết, hoa văn rất đẹp và tinh xảo. Đặc biệt, phần đáy kê trụ lỏng ở chánh điện được khắc linh vật hình con tôm lần đầu tiên được tìm thấy ở Khánh Hòa. Trải qua hàng trăm năm, văn chỉ này vẫn còn khá nguyên vẹn.
Một thời gian dài, nơi đây được phường Phương Sơn sử dụng làm phòng học lớp mẫu giáo. Giữa năm 2008, thực hiện chủ trương xây dựng trạm y tế, Hội đồng Nhân dân phường Phương Sơn có nghị quyết xin chuyển các lớp học tại đây thành trạm y tế. Trong hồ sơ đề nghị, phường không hề nói rõ giá trị văn hoá của di tích, nên được thành phố Nha Trang cứ dựa trên giấy tờ mà đồng ý.
Tháng 7/2008, chính quyền phường Phương Sơn và thành phố Nha Trang đã hoàn tất thủ tục, bán toàn bộ di tích cho một cá nhân với giá hơn 23 triệu đồng. Ngay sau đó, di tích được tháo dỡ và sau nhiều lần bị mua bán sang tay, số hiện vật đã được vận chuyển về chùa Linh Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Tỉnh Khánh Hòa đã phải chuộc lại với số tiền trên 220 triệu đồng.
Sau sự cố này, Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức nhiều cuộc họp với các ngành chức năng: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Khánh Hòa, Ủy ban Nhân dân thành phố Nha Trang, phường Phương Sơn... để khẳng định sự cần thiết phải phục dựng lại di tích này, đồng thời làm rõ trách nhiệm các cá nhân liên quan, có hình thức kỷ luật thích đáng.
Ủy ban Nhân dân tỉnh không chấp nhận việc chỉ kiểm điểm và rút kinh nghiệm như trong văn bản mà Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã tường trình, kể cả việc buộc các cá nhân sai phạm có trách nhiệm bồi thường tổng số tiền chênh lệch khoảng 200 triệu đồng do phải chuộc lại các hiện vật của di tích.
Nay thì việc phục dựng lại di tích được tiến hành, có thể hoàn thiện vào cuối năm nay, để sau đó Ủy ban Nhân dân tỉnh sẽ ra quyết định công nhận đây là di tích văn hoá cấp tỉnh. Với mức đầu tư được dự toán khoảng 2,6- 2,8 tỷ đồng, cùng với 220 triệu đồng tiền chuộc hiện vật, coi như chỉ vì một lần “sơ suất,” Khánh Hóa đã phải trả giá trên dưới 3 tỷ đồng để di tích này được bảo tồn./.
Chỉ vì sự thiếu hiểu biết, không nhận thức được giá trị đích thực, hoặc có khi vì sự tắc trách của chính quyền, mà cách đây hơn 3 năm, di tích này đã bị tháo dỡ để... bán phế liệu.
Cũng may báo chí phát hiện và lên tiếng, tỉnh Khánh Hòa mới kịp thời chuộc những gì còn lại của di tích đưa về bản quán, nay thì xây dựng lại trên nền đất cũ.
Di tích Văn chỉ Vĩnh Xương là nơi thờ Khổng Tử (còn gọi là nơi thờ đạo học) và lưu danh những người của vùng đất này thi cử đỗ đạt cao, được nhân dân xây dựng năm 1849, vào thời vua Tự Đức, tại làng Ngọc Hội, Vĩnh Điềm, huyện Vĩnh Xương (nay là xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang).
Năm 1889, Văn chỉ Vĩnh Xương được dời đến vị trí ngày nay thuộc phường Phương Sơn, Nha Trang. Các kiến trúc gỗ ở văn chỉ này được chạm trổ nhiều họa tiết, hoa văn rất đẹp và tinh xảo. Đặc biệt, phần đáy kê trụ lỏng ở chánh điện được khắc linh vật hình con tôm lần đầu tiên được tìm thấy ở Khánh Hòa. Trải qua hàng trăm năm, văn chỉ này vẫn còn khá nguyên vẹn.
Một thời gian dài, nơi đây được phường Phương Sơn sử dụng làm phòng học lớp mẫu giáo. Giữa năm 2008, thực hiện chủ trương xây dựng trạm y tế, Hội đồng Nhân dân phường Phương Sơn có nghị quyết xin chuyển các lớp học tại đây thành trạm y tế. Trong hồ sơ đề nghị, phường không hề nói rõ giá trị văn hoá của di tích, nên được thành phố Nha Trang cứ dựa trên giấy tờ mà đồng ý.
Tháng 7/2008, chính quyền phường Phương Sơn và thành phố Nha Trang đã hoàn tất thủ tục, bán toàn bộ di tích cho một cá nhân với giá hơn 23 triệu đồng. Ngay sau đó, di tích được tháo dỡ và sau nhiều lần bị mua bán sang tay, số hiện vật đã được vận chuyển về chùa Linh Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Tỉnh Khánh Hòa đã phải chuộc lại với số tiền trên 220 triệu đồng.
Sau sự cố này, Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức nhiều cuộc họp với các ngành chức năng: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Khánh Hòa, Ủy ban Nhân dân thành phố Nha Trang, phường Phương Sơn... để khẳng định sự cần thiết phải phục dựng lại di tích này, đồng thời làm rõ trách nhiệm các cá nhân liên quan, có hình thức kỷ luật thích đáng.
Ủy ban Nhân dân tỉnh không chấp nhận việc chỉ kiểm điểm và rút kinh nghiệm như trong văn bản mà Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã tường trình, kể cả việc buộc các cá nhân sai phạm có trách nhiệm bồi thường tổng số tiền chênh lệch khoảng 200 triệu đồng do phải chuộc lại các hiện vật của di tích.
Nay thì việc phục dựng lại di tích được tiến hành, có thể hoàn thiện vào cuối năm nay, để sau đó Ủy ban Nhân dân tỉnh sẽ ra quyết định công nhận đây là di tích văn hoá cấp tỉnh. Với mức đầu tư được dự toán khoảng 2,6- 2,8 tỷ đồng, cùng với 220 triệu đồng tiền chuộc hiện vật, coi như chỉ vì một lần “sơ suất,” Khánh Hóa đã phải trả giá trên dưới 3 tỷ đồng để di tích này được bảo tồn./.
Tiên Minh (TTXVN/Vietnam+)