Ngày 29/4, hàng chục nghìn người Syria đã đổ xuống đường biểu tình tại hầu hết các thành phố chính trên khắp đất nước trong "Ngày thứ Sáu giận dữ" để phản đối những hành động trấn áp mạnh tay của Chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.
Các cuộc biểu tình được tổ chức theo lời kêu gọi được đưa lên trang mạng xã hội Facebook trước đó một ngày.
Biểu tình và tuần hành đã diễn ra tại thủ đô Damascus, thành phố Homs ở miền Trung, thành phố Baniya bên bờ Địa Trung Hải, thành phố Deir ez-Zor ở miền Đông, tỉnh Qamishli ở khu vực Đông Bắc cùng các khu vực có người Kurd chiếm đa số ở miền Bắc.
Những người tham gia cho biết, các cuộc biểu tình được bắt đầu ngay sau lễ cầu nguyện buổi trưa nhằm bày tỏ sự ủng hộ đối với người dân ở thị trấn Darra, nơi đang nằm dưới sự kiểm soát của quân đội chính phủ.
Một số nguồn tin cho biết, đụng độ đã xảy ra giữa cảnh sát và người biểu tình làm ít nhất 16 người thiệt mạng.
Trong khi đó, hãng thông tấn chính thức Sana của Syria dẫn lời người phát ngôn quân đội cho biết, ít nhất bốn binh sĩ chính phủ đã thiệt mạng và hai binh sĩ bị thương trong một vụ tấn công nhằm vào doanh trại quân đội ở thị trấn Darra, cách thủ đô Damascus 100km về phía Nam.
Vụ tấn công xảy ra trong bối cảnh quân đội Syria đã triển khai hàng loạt xe tăng và thiết giáp đến thành phố này từ rạng sáng 25/4 để ngăn chặn làn sóng đụng độ với người biểu tình kéo dài sáu tuần qua.
Trong tuyên bố mới nhất, Bộ Nội vụ Syria hôm nay đã yêu cầu người dân không tham gia tuần hành hay biểu tình vì bất kỳ lý do gì.
Bộ trưởng Thông tin Adnan Mahmud cảnh báo, chính phủ sẽ tiếp tục trấn áp để khôi phục an ninh, ổn định và hòa bình.
Theo thống kê, ít nhất 500 người Syria đã thiệt mạng và hàng trăm người bị bắt giữ trong làn sóng biểu tình bạo động bùng phát từ giữa tháng 3 vừa qua.
Những động thái trên diễn ra trong bối cảnh Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHRC) đang tổ chức phiên họp đặc biệt về tình hình Syria ở Geneva, Thụy Sĩ trong khi các thành viên Liên minh châu Âu (EU) cũng đang gặp mặt tại thủ đô Brussels, Bỉ để xem xét khả năng mở rộng trừng phạt Syria.
Trước đó hai ngày, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng đã mở cuộc họp về Syria nhưng không ra được tuyên bố vì sự chia rẽ trong quan điểm của các bên, giữa một bên là các nước phương Tây và bên kia là Nga và Trung Quốc - hai nước có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an.
Nga và Trung Quốc phản đối lập trường cứng rắn của phương Tây và cho rằng cần tiến hành "hỗ trợ có tính xây dựng" cho Syria để giúp các phe phái ở nước này giải quyết mâu thuẫn thông qua đối thoại./.
Các cuộc biểu tình được tổ chức theo lời kêu gọi được đưa lên trang mạng xã hội Facebook trước đó một ngày.
Biểu tình và tuần hành đã diễn ra tại thủ đô Damascus, thành phố Homs ở miền Trung, thành phố Baniya bên bờ Địa Trung Hải, thành phố Deir ez-Zor ở miền Đông, tỉnh Qamishli ở khu vực Đông Bắc cùng các khu vực có người Kurd chiếm đa số ở miền Bắc.
Những người tham gia cho biết, các cuộc biểu tình được bắt đầu ngay sau lễ cầu nguyện buổi trưa nhằm bày tỏ sự ủng hộ đối với người dân ở thị trấn Darra, nơi đang nằm dưới sự kiểm soát của quân đội chính phủ.
Một số nguồn tin cho biết, đụng độ đã xảy ra giữa cảnh sát và người biểu tình làm ít nhất 16 người thiệt mạng.
Trong khi đó, hãng thông tấn chính thức Sana của Syria dẫn lời người phát ngôn quân đội cho biết, ít nhất bốn binh sĩ chính phủ đã thiệt mạng và hai binh sĩ bị thương trong một vụ tấn công nhằm vào doanh trại quân đội ở thị trấn Darra, cách thủ đô Damascus 100km về phía Nam.
Vụ tấn công xảy ra trong bối cảnh quân đội Syria đã triển khai hàng loạt xe tăng và thiết giáp đến thành phố này từ rạng sáng 25/4 để ngăn chặn làn sóng đụng độ với người biểu tình kéo dài sáu tuần qua.
Trong tuyên bố mới nhất, Bộ Nội vụ Syria hôm nay đã yêu cầu người dân không tham gia tuần hành hay biểu tình vì bất kỳ lý do gì.
Bộ trưởng Thông tin Adnan Mahmud cảnh báo, chính phủ sẽ tiếp tục trấn áp để khôi phục an ninh, ổn định và hòa bình.
Theo thống kê, ít nhất 500 người Syria đã thiệt mạng và hàng trăm người bị bắt giữ trong làn sóng biểu tình bạo động bùng phát từ giữa tháng 3 vừa qua.
Những động thái trên diễn ra trong bối cảnh Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHRC) đang tổ chức phiên họp đặc biệt về tình hình Syria ở Geneva, Thụy Sĩ trong khi các thành viên Liên minh châu Âu (EU) cũng đang gặp mặt tại thủ đô Brussels, Bỉ để xem xét khả năng mở rộng trừng phạt Syria.
Trước đó hai ngày, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng đã mở cuộc họp về Syria nhưng không ra được tuyên bố vì sự chia rẽ trong quan điểm của các bên, giữa một bên là các nước phương Tây và bên kia là Nga và Trung Quốc - hai nước có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an.
Nga và Trung Quốc phản đối lập trường cứng rắn của phương Tây và cho rằng cần tiến hành "hỗ trợ có tính xây dựng" cho Syria để giúp các phe phái ở nước này giải quyết mâu thuẫn thông qua đối thoại./.
(TTXVN/Vietnam+)