Mạng tin IPS ngày 29/11 đăng bài viết cho rằng năm 2010 có lẽ là năm ấm nhất từ trước đến nay, với nhiệt độ đại dương tăng mạnh, khiến cho số san hô nhiệt đới bị chết lên đến mức kỷ lục, nạn hạn hán và nắng nóng dữ dội hoành hành ở Nga, trong khi Pakistan phải hứng chịu các trận lũ lụt lớn. Tất cả các sự kiện này chứng tỏ khí hậu biến đổi rất mạnh.
Theo mạng tin trên, mặc dù có những bằng chứng khoa học khá thuyết phục nói về tính cấp bách và nguy cơ của biến đổi khí hậu, đồng thời kêu gọi công chúng hỗ trợ hành động để ngăn khí hậu ấm lên, song các đại diện đến từ gần 200 nước tham dự Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu tại Cancun (Mexico) chưa chắc ký được thỏa thuận mới mang tính ràng buộc.
Có khả năng những vấn đề như trồng rừng, hỗ trợ tài chính để ngăn chặn sự biến đổi khí hậu và các cam kết giảm bớt lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ được thảo luận với hy vọng mong manh rằng hội nghị tiếp theo, dự kiến diễn ở Nam Phi, mới có thể cho ra đời một thỏa thuận nào đó.
Richard Somerville, nhà khoa học nổi tiếng chuyên nghiên cứu về khí hậu của Viện Hải dương học Scripps ở California (Mỹ), nói: "Lượng khí thải CO2 vẫn tiếp tục gia tăng bất chấp sự suy thoái kinh tế. Các nhà khoa học đã nêu bật sự cần thiết phải hành động khẩn cấp. Chúng ta không thể kéo dài thêm năm năm nữa mới ký kết thỏa thuận."
Tuy nhiên, ông Somerville cho rằng các nhà thương thuyết ở Cancun dường như sẽ không hành động dựa trên cơ sở khoa học mà họ hành động dựa trên lợi ích quốc gia.
Theo thống kê, lượng khí thải CO2 trên toàn cầu năm 2008 đã tăng hơn 40% so với năm 1990 do một số nước như Mỹ không giảm được lượng khí thải, trong khi lượng khí thải của một số nước đang phát triển, trong đó có Trung Quốc, lại tăng mạnh. Tại hội nghị lần trước ở Copenhagen (Đan Mạch), các nước công nghiệp hóa đã đồng ý hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C.
Tuy nhiên, cho dù các nước tuân thủ cam kết giảm khí thải theo hiệp ước đạt được ở Copenhagen, con người vẫn phải đối mặt với mức tăng nhiệt độ từ 2,6-5 độ C vào năm 2010. Đây chính là nguyên nhân khiến các nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu là một hiện tượng nguy hiểm và có thể gây hậu quả thảm khốc, khiến các dải san hô ngầm bị chết và phá hủy các hệ sinh thái quan trọng khác.
Theo Sivan Kartha, nhà khoa học chuyên nghiên cứu về khí hậu của Viện Môi trường Stockholm (Thụy Điển), Hiệp ước Copenhagen có quá nhiều lỗ hổng khiến nhiều nước có thể vừa cam kết giữ lời hứa, vừa tiếp tục tăng lượng khí thải.
Ông cho rằng mục tiêu chung của Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất Rio năm 1992 nhằm đối phó với những nguy cơ do biến đổi khí hậu gây ra đã bị chệch hướng, thay vào đó các cuộc đàm phán xem ra chỉ liên quan đến vấn đề thương mại./.
Theo mạng tin trên, mặc dù có những bằng chứng khoa học khá thuyết phục nói về tính cấp bách và nguy cơ của biến đổi khí hậu, đồng thời kêu gọi công chúng hỗ trợ hành động để ngăn khí hậu ấm lên, song các đại diện đến từ gần 200 nước tham dự Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu tại Cancun (Mexico) chưa chắc ký được thỏa thuận mới mang tính ràng buộc.
Có khả năng những vấn đề như trồng rừng, hỗ trợ tài chính để ngăn chặn sự biến đổi khí hậu và các cam kết giảm bớt lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ được thảo luận với hy vọng mong manh rằng hội nghị tiếp theo, dự kiến diễn ở Nam Phi, mới có thể cho ra đời một thỏa thuận nào đó.
Richard Somerville, nhà khoa học nổi tiếng chuyên nghiên cứu về khí hậu của Viện Hải dương học Scripps ở California (Mỹ), nói: "Lượng khí thải CO2 vẫn tiếp tục gia tăng bất chấp sự suy thoái kinh tế. Các nhà khoa học đã nêu bật sự cần thiết phải hành động khẩn cấp. Chúng ta không thể kéo dài thêm năm năm nữa mới ký kết thỏa thuận."
Tuy nhiên, ông Somerville cho rằng các nhà thương thuyết ở Cancun dường như sẽ không hành động dựa trên cơ sở khoa học mà họ hành động dựa trên lợi ích quốc gia.
Theo thống kê, lượng khí thải CO2 trên toàn cầu năm 2008 đã tăng hơn 40% so với năm 1990 do một số nước như Mỹ không giảm được lượng khí thải, trong khi lượng khí thải của một số nước đang phát triển, trong đó có Trung Quốc, lại tăng mạnh. Tại hội nghị lần trước ở Copenhagen (Đan Mạch), các nước công nghiệp hóa đã đồng ý hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C.
Tuy nhiên, cho dù các nước tuân thủ cam kết giảm khí thải theo hiệp ước đạt được ở Copenhagen, con người vẫn phải đối mặt với mức tăng nhiệt độ từ 2,6-5 độ C vào năm 2010. Đây chính là nguyên nhân khiến các nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu là một hiện tượng nguy hiểm và có thể gây hậu quả thảm khốc, khiến các dải san hô ngầm bị chết và phá hủy các hệ sinh thái quan trọng khác.
Theo Sivan Kartha, nhà khoa học chuyên nghiên cứu về khí hậu của Viện Môi trường Stockholm (Thụy Điển), Hiệp ước Copenhagen có quá nhiều lỗ hổng khiến nhiều nước có thể vừa cam kết giữ lời hứa, vừa tiếp tục tăng lượng khí thải.
Ông cho rằng mục tiêu chung của Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất Rio năm 1992 nhằm đối phó với những nguy cơ do biến đổi khí hậu gây ra đã bị chệch hướng, thay vào đó các cuộc đàm phán xem ra chỉ liên quan đến vấn đề thương mại./.
(TTXVN/Vietnam+)