Địa Trung Hải là một "tiểu thế giới," một không gian địa lý được giới hạn rõ ràng, có thể xác định được về mặt khí hậu và chế độ thủy văn.
Chính tại Địa Trung Hải, các tác động của biến đổi khí hậu cũng như các hoạt động của con người có thể được ghi nhận hết sức rõ rệt và nhanh chóng.
Làm thế nào để chống lại những mối đe dọa phá hoại môi sinh Địa Trung Hải? Từ vài năm trở lại đây, các nhà khoa học Pháp đã đi tiên phong trong việc xây dựng một dự án nghiên cứu quốc tế mang tính liên ngành về toàn thể khu vực Địa Trung Hải.
Cuộc tọa đàm về chủ đề Tương lai nào cho Địa Trung Hải? do RFI Pháp ngữ thực hiện, chính là một trong nhiều nỗ lực của giới khoa học nhằm "giải cứu" môi sinh khu vực này.
Nằm gọn giữa ba lục địa châu Âu, châu Phi và châu Á, với 22 nước và vùng lãnh thổ trải dài trên diện tích khoảng 2,5 triệu km2, Địa Trung Hải là vùng biển kín lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là cái nôi của rất nhiều nền văn hóa, trong đó phải kể tới các nền văn minh Lưỡng Hà, Ai Cập, Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Hiện Địa Trung Hải là hướng du lịch số một thế giới, thu hút khoảng 1/3 khách du lịch toàn cầu mỗi năm và cũng là nơi qua lại của khoảng 1/3 số lượng tàu thuyền trên thế giới.
Tại cuộc hội đàm, nhà khoa học Ghani Chehbouni, đồng Giám đốc điều hành chương trình nghiên cứu Mistrals khu vực Nam Địa Trung Hải, có trụ sở tại Cairo (Ai Cập), cho biết "Địa Trung Hải rất dễ tổn thương về mặt khí hậu."
Giáo sư khoa học địa cầu, Giám đốc Viện nghiên cứu quốc gia về các khoa học vũ trụ (INSU-CNRS) Jean-François Stephan, cho rằng khu vực này phải chịu tác động của biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người hết sức nhanh chóng, trong khi việc xử lý các chất thải công nghiệp không phải đều được tất cả các quốc gia bên bờ Địa Trung Hải chú trọng. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến vùng biển kín này ngày càng trở nên ô nhiễm.
Các nhà khoa học cho biết với một tiếp cận tổng thể hơn, đặc biệt liên quan đến việc thay đổi tính chất của nước biển, từ sự thay đổi về nhiệt độ cho đến các chất thải gây ô nhiễm do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người, có thể thấy toàn bộ hệ sinh vật biển ở Địa Trung Hải bị tác động.
Một trong các tác động hủy hoại môi trường nghiêm trọng hiện nay đến từ chất dẻo. Kết quả của một chương trình nghiên cứu phối hợp giữa nhiều trường đại học và trung tâm nghiên cứu châu Âu, về ô nhiễm do chất dẻo gây ra tại Địa Trung Hải, mang tên MED, cho thấy ước tính hiện có khoảng 250 tỷ mảnh nhựa siêu nhỏ trên khắp vùng biển Địa Trung Hải, tương đương với khoảng 500 tấn rác thải.
Các mảnh nhựa này thường trở thành thức ăn cho các loài sinh vật phù du, bản thân chúng lại được cá ăn, và rốt cục chất thải công nghiệp lại trở về có mặt trên bàn ăn của chúng ta.
Đối mặt với các hiểm họa đe dọa môi trường sống tại Địa Trung Hải, giới khoa học châu Âu đã tổ chức nhiều nghiên cứu công phu. Moos là một trong các chương trình nghiên cứu quan trọng tại châu Âu về môi trường sinh thái Địa Trung Hải.
Trong khoảng từ 2 đến 10 năm nay, với chiếc tàu mang tên Téthys, các nhà khoa học đã tiến hành quan sát liên tục đời sống của các loài sinh vật và các dòng hải lưu dưới đáy Địa Trung Hải.
Bên cạnh đó, dự án nghiên cứu khổng lồ đầy tham vọng mang tên MISTRALS, theo sáng kiến của các nhà khoa học Pháp, có kế hoạch tiến hành các nghiên cứu liên ngành, phối hợp giữa các quốc gia xung quanh khu vực Địa Trung Hải trong khoảng thời gian 2010-2020, nhằm đưa ra các nhận định về những nguy cơ đối với hệ sinh thái, các nguồn tài nguyên và các điều kiện sống của con người trong thế kỷ tới./.
Chính tại Địa Trung Hải, các tác động của biến đổi khí hậu cũng như các hoạt động của con người có thể được ghi nhận hết sức rõ rệt và nhanh chóng.
Làm thế nào để chống lại những mối đe dọa phá hoại môi sinh Địa Trung Hải? Từ vài năm trở lại đây, các nhà khoa học Pháp đã đi tiên phong trong việc xây dựng một dự án nghiên cứu quốc tế mang tính liên ngành về toàn thể khu vực Địa Trung Hải.
Cuộc tọa đàm về chủ đề Tương lai nào cho Địa Trung Hải? do RFI Pháp ngữ thực hiện, chính là một trong nhiều nỗ lực của giới khoa học nhằm "giải cứu" môi sinh khu vực này.
Nằm gọn giữa ba lục địa châu Âu, châu Phi và châu Á, với 22 nước và vùng lãnh thổ trải dài trên diện tích khoảng 2,5 triệu km2, Địa Trung Hải là vùng biển kín lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là cái nôi của rất nhiều nền văn hóa, trong đó phải kể tới các nền văn minh Lưỡng Hà, Ai Cập, Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Hiện Địa Trung Hải là hướng du lịch số một thế giới, thu hút khoảng 1/3 khách du lịch toàn cầu mỗi năm và cũng là nơi qua lại của khoảng 1/3 số lượng tàu thuyền trên thế giới.
Tại cuộc hội đàm, nhà khoa học Ghani Chehbouni, đồng Giám đốc điều hành chương trình nghiên cứu Mistrals khu vực Nam Địa Trung Hải, có trụ sở tại Cairo (Ai Cập), cho biết "Địa Trung Hải rất dễ tổn thương về mặt khí hậu."
Giáo sư khoa học địa cầu, Giám đốc Viện nghiên cứu quốc gia về các khoa học vũ trụ (INSU-CNRS) Jean-François Stephan, cho rằng khu vực này phải chịu tác động của biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người hết sức nhanh chóng, trong khi việc xử lý các chất thải công nghiệp không phải đều được tất cả các quốc gia bên bờ Địa Trung Hải chú trọng. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến vùng biển kín này ngày càng trở nên ô nhiễm.
Các nhà khoa học cho biết với một tiếp cận tổng thể hơn, đặc biệt liên quan đến việc thay đổi tính chất của nước biển, từ sự thay đổi về nhiệt độ cho đến các chất thải gây ô nhiễm do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người, có thể thấy toàn bộ hệ sinh vật biển ở Địa Trung Hải bị tác động.
Một trong các tác động hủy hoại môi trường nghiêm trọng hiện nay đến từ chất dẻo. Kết quả của một chương trình nghiên cứu phối hợp giữa nhiều trường đại học và trung tâm nghiên cứu châu Âu, về ô nhiễm do chất dẻo gây ra tại Địa Trung Hải, mang tên MED, cho thấy ước tính hiện có khoảng 250 tỷ mảnh nhựa siêu nhỏ trên khắp vùng biển Địa Trung Hải, tương đương với khoảng 500 tấn rác thải.
Các mảnh nhựa này thường trở thành thức ăn cho các loài sinh vật phù du, bản thân chúng lại được cá ăn, và rốt cục chất thải công nghiệp lại trở về có mặt trên bàn ăn của chúng ta.
Đối mặt với các hiểm họa đe dọa môi trường sống tại Địa Trung Hải, giới khoa học châu Âu đã tổ chức nhiều nghiên cứu công phu. Moos là một trong các chương trình nghiên cứu quan trọng tại châu Âu về môi trường sinh thái Địa Trung Hải.
Trong khoảng từ 2 đến 10 năm nay, với chiếc tàu mang tên Téthys, các nhà khoa học đã tiến hành quan sát liên tục đời sống của các loài sinh vật và các dòng hải lưu dưới đáy Địa Trung Hải.
Bên cạnh đó, dự án nghiên cứu khổng lồ đầy tham vọng mang tên MISTRALS, theo sáng kiến của các nhà khoa học Pháp, có kế hoạch tiến hành các nghiên cứu liên ngành, phối hợp giữa các quốc gia xung quanh khu vực Địa Trung Hải trong khoảng thời gian 2010-2020, nhằm đưa ra các nhận định về những nguy cơ đối với hệ sinh thái, các nguồn tài nguyên và các điều kiện sống của con người trong thế kỷ tới./.
(TTXVN/Vietnam+)