Sáng 2/4, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cùng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam đã chính thức khởi động Dự án "Hỗ trợ quan hệ lao động và sửa đổi Bộ luật Lao động".
Dự án được thực hiện trong thời gian 24 tháng với tổng giá trị 2 triệu USD, do chương trình Một Liên hợp quốc tài trợ.
Dự án góp phần hỗ trợ các đối tác Việt Nam giải quyết những nội dung nhiệm vụ quan trọng, cần thiết hiện nay và sắp tới trong xây dựng pháp luật về lao động, đặc biệt là việc sửa đổi Bộ luật Lao động; thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động lành mạnh với sự tham gia và phối hợp của nhiều bộ, ban, ngành, địa phương liên quan.
Hoạt động chủ yếu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, dự án hướng tới củng cố quan hệ lao động thông qua việc nâng cao năng lực của các đối tác xã hội; các thiết chế hỗ trợ quan hệ lao động được sử dụng để thúc đẩy quan hệ lao động lành mạnh và giảm thiểu giải quyết tranh chấp lao động.
Trong khuôn khổ dự án sẽ có khoảng 80 chương trình hoạt động, tập trung vào việc hỗ trợ, rà soát các quy định pháp luật về quan hệ lao động của Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn để phục vụ công tác sửa đổi 2 bộ luật này.
Các chương trình hoạt động sẽ hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực đại diện của tổ chức công đoàn cơ sở; thí điểm xây dựng mô hình thương lượng tập thể và mô hình giải quyết tranh chấp lao động phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam; hỗ trợ nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chính sách về quan hệ lao động./.
Dự án được thực hiện trong thời gian 24 tháng với tổng giá trị 2 triệu USD, do chương trình Một Liên hợp quốc tài trợ.
Dự án góp phần hỗ trợ các đối tác Việt Nam giải quyết những nội dung nhiệm vụ quan trọng, cần thiết hiện nay và sắp tới trong xây dựng pháp luật về lao động, đặc biệt là việc sửa đổi Bộ luật Lao động; thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động lành mạnh với sự tham gia và phối hợp của nhiều bộ, ban, ngành, địa phương liên quan.
Hoạt động chủ yếu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, dự án hướng tới củng cố quan hệ lao động thông qua việc nâng cao năng lực của các đối tác xã hội; các thiết chế hỗ trợ quan hệ lao động được sử dụng để thúc đẩy quan hệ lao động lành mạnh và giảm thiểu giải quyết tranh chấp lao động.
Trong khuôn khổ dự án sẽ có khoảng 80 chương trình hoạt động, tập trung vào việc hỗ trợ, rà soát các quy định pháp luật về quan hệ lao động của Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn để phục vụ công tác sửa đổi 2 bộ luật này.
Các chương trình hoạt động sẽ hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực đại diện của tổ chức công đoàn cơ sở; thí điểm xây dựng mô hình thương lượng tập thể và mô hình giải quyết tranh chấp lao động phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam; hỗ trợ nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chính sách về quan hệ lao động./.
Xuân Khu (Vietnam+)