Phát biểu trước báo giới, nữ phát ngôn viên của EC, bà Marlene Holzner cho biết,hàng nghìn thiết bị đo mức phóng xạ hiện đang hoạt động tại nhiều nước thànhviên EU. Phân tích kết quả từ các thiết bị này, giới chuyên gia khẳng định khôngcó dấu hiệu cho thấy mức phóng xạ tại châu Âu hiện nay cao hơn mức cho phép.
Trước đó, ngày 21/3, Viện Nghiên cứu an toàn hạt nhân và phóng xạ (IRSN) củaPháp thông báo, một đám mây phóng xạ có thể bay qua Pháp và Bỉ vào ngày 23 hoặc24/3. Các nhà khoa học khẳng định mức phóng xạ từ đám mây này sẽ rất yếu vàkhông thể đe dọa tới sức khỏe của người dân những nước này.
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) ngày 22/3 đã khẳng định, không có mây phóng xạtrong khí quyển Trái Đất sau khi xảy ra sự cố hạt nhân tại Nhật Bản, mà chỉ cómức phóng xạ cao hơn bình thường ở tầng không khí thấp so với mặt đất.
Sự phát tán phóng xạ được hạn chế tại tầng rất thấp của khí quyển, theo đó, cácđợt gió từ phía Bắc tiếp tục đẩy lượng phóng xạ bị phát tán ra ngoài đại dương.Tuy nhiên, diễn biến tình hình còn phụ thuộc vào sự biến đổi thời tiết trongnhững ngày tới.
Trong một diễn biến liên quan, EC cũng đã yêu cầu các nước thành viên EU tiếnhành kiểm tra các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản với những quy địnhđược EU áp dụng sau khi xảy ra thảm họa hạt nhân Chernobyl tại Ukraine năm 1986,đồng thời yêu cầu chính phủ các nước thiết lập cơ chế báo động về phóng xạ./.