Giá dầu thô được giao dịch ở quanh mức 74 USD/thùng trong cả phiên 31/5 trên thị trường thế giới và phiên 1/6 tại châu Á.
Không có biến động mạnh nào xảy ra trên các sàn giao dịch dầu mỏ chủ chốt do thị trường Mỹ và Anh đóng cửa nghỉ lễ.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao dịch điện tử tại Singapore chiều 1/6 đã giảm xuống dưới 74 USD/thùng, ngược với đà lên giá lúc đầu phiên, sau khi Trung Quốc công bố số liệu chế tạo cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này đang chậm lại.
Theo chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Trung Quốc vừa công bố ngày 1/6, trong tháng Năm các nhà máy của Trung Quốc đã giảm sản lượng và giảm tốc độ tuyển dụng. Tuy nhiên, PMI vẫn ở trên ngưỡng 50 điểm, chứng tỏ tình hình vẫn chưa vượt ra khỏi tầm kiểm soát.
Chiều 1/6 tại Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 7/2010 giảm 6 xu so với phiên trước xuống 73,90 USD/thùng.
Trên sàn giao dịch điện tử thế giới, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 7/2010 đã kết thúc phiên 31/6 ở mức 74,44 USD/thùng, tăng 47 xu so với phiên trước, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 63 xu lên 74,60 USD/thùng.
Như vậy, giá dầu ngọt nhẹ, từng đạt mức cao nhất trong 19 tháng qua với 87,15 USD/thùng khi bắt đầu tháng Năm, đã giảm 14% tính từ cuối tháng Tư đến cuối tháng Năm, mức giảm sâu nhất trong vòng một tháng để từ cuối năm 2008 - thời điểm thị trường dầu mỏ bắt đầu rời khỏi mức cao kỷ lục 147,27 USD/thùng.
Serene Lim, chuyên gia phân tích dầu mỏ thuộc Công ty ANZ có trụ sở tại Singapore, nhận định giá dầu sẽ giảm thêm nữa, sau khi đã giảm mạnh trong tháng 5/2010 do cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu làm giảm triển vọng nhu cầu nhiên liệu trên thế giới.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích khác dự kiến tăng trưởng mạnh của kinh tế châu Á và Mỹ sẽ giúp bù đắp sự hồi phục bấp bênh của châu Âu và qua đó giúp tăng nhu cầu dầu mỏ thế giới trong năm nay.
Các nước thành viên Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nhận định giá dầu thô dao động trong khoảng 70-80 USD/thùng hiện nay là hợp lý đối với cả nhà sản xuất và người tiêu dùng. OPEC sẽ chỉ có hành động nếu giá dầu rơi xuống dưới 70 USD/thùng./.
Không có biến động mạnh nào xảy ra trên các sàn giao dịch dầu mỏ chủ chốt do thị trường Mỹ và Anh đóng cửa nghỉ lễ.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao dịch điện tử tại Singapore chiều 1/6 đã giảm xuống dưới 74 USD/thùng, ngược với đà lên giá lúc đầu phiên, sau khi Trung Quốc công bố số liệu chế tạo cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này đang chậm lại.
Theo chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Trung Quốc vừa công bố ngày 1/6, trong tháng Năm các nhà máy của Trung Quốc đã giảm sản lượng và giảm tốc độ tuyển dụng. Tuy nhiên, PMI vẫn ở trên ngưỡng 50 điểm, chứng tỏ tình hình vẫn chưa vượt ra khỏi tầm kiểm soát.
Chiều 1/6 tại Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 7/2010 giảm 6 xu so với phiên trước xuống 73,90 USD/thùng.
Trên sàn giao dịch điện tử thế giới, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 7/2010 đã kết thúc phiên 31/6 ở mức 74,44 USD/thùng, tăng 47 xu so với phiên trước, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 63 xu lên 74,60 USD/thùng.
Như vậy, giá dầu ngọt nhẹ, từng đạt mức cao nhất trong 19 tháng qua với 87,15 USD/thùng khi bắt đầu tháng Năm, đã giảm 14% tính từ cuối tháng Tư đến cuối tháng Năm, mức giảm sâu nhất trong vòng một tháng để từ cuối năm 2008 - thời điểm thị trường dầu mỏ bắt đầu rời khỏi mức cao kỷ lục 147,27 USD/thùng.
Serene Lim, chuyên gia phân tích dầu mỏ thuộc Công ty ANZ có trụ sở tại Singapore, nhận định giá dầu sẽ giảm thêm nữa, sau khi đã giảm mạnh trong tháng 5/2010 do cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu làm giảm triển vọng nhu cầu nhiên liệu trên thế giới.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích khác dự kiến tăng trưởng mạnh của kinh tế châu Á và Mỹ sẽ giúp bù đắp sự hồi phục bấp bênh của châu Âu và qua đó giúp tăng nhu cầu dầu mỏ thế giới trong năm nay.
Các nước thành viên Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nhận định giá dầu thô dao động trong khoảng 70-80 USD/thùng hiện nay là hợp lý đối với cả nhà sản xuất và người tiêu dùng. OPEC sẽ chỉ có hành động nếu giá dầu rơi xuống dưới 70 USD/thùng./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)