Sau khi kiểm tra tình hình chống lũ tại tỉnh An Giang, ngày 4/10, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đi khảo sát thực tế một số khu vực xung yếu tại tỉnh Đồng Tháp.
Phó Thủ tướng và đoàn công tác của Chính phủ đã tới khu sạt lở ở ấp Tân Phú, xã Tân Bình (huyện Thanh Bình); khu đê bao bảo vệ 2.600ha lúa thu đông thuộc ấp 1, xã Thường Phước 2 (huyện Hồng Ngự); khu đê bao 500ha lúa thu đông phường An Lạc (Hồng Ngự).
Tại các nơi đến, Phó Thủ tướng đã thăm hỏi đời sống nhân dân, chia sẻ những khó khăn, mất mát do lũ gây ra, đồng thời biểu dương tinh thần chống lũ quyết liệt, khắc phục hậu quả do lũ gây ra của người dân và chính quyền, cơ quan chức năng địa phương, thể hiện tốt tinh thần trách nhiệm, đoàn kết giữa Đảng, chính quyền, quân, dân trong phòng chống lũ, giảm thiệt hại.
Phó Thủ tướng yêu cầu Đảng bộ, chính quyền, các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Đồng Tháp cần tiếp tục phát huy tinh thần chống lũ để giảm mức thấp nhất thiệt hại do lũ gây ra.
Phát biểu tại vùng lũ, Phó Thủ tướng nhấn mạnh qua mùa lũ năm nay, từng địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần phải quy hoạch lại kết cấu hạ tầng để đảm bảo ổn định dân cư và sản xuất, đặc biệt là sản xuất lúa phải đầu tư căn cơ hơn. Nhờ đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là việc đầu tư xây dựng các cụm, tuyến dân cư, năm nay tỉnh Đồng Tháp không còn cảnh di dời dân chạy lũ, trẻ em bị đuối nước giảm nhiều so với năm 2000.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vẫn lưu ý chính quyền địa phương cần phải tiếp tục bảo vệ trẻ em và tính mạng người dân trong mùa lũ.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh nếu chỉ tập trung bảo vệ đê bao, bảo vệ được lúa mà không bảo vệ được tính mạng người dân, nhất là trẻ em, thì coi như công tác phòng chống lũ không thành công.
Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, tỉnh đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tập trung mọi nguồn lực để phòng chống lụt bão, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân; bảo vệ diện tích sản xuất lúa thu đông.
Từ ngày 22/9 đến nay, ngoài lực lượng trên 10.000 người tại chỗ, tỉnh đã điều động 3.966 người (dân quân, bộ đội, công an) gia cố đê bao bảo vệ lúa, di dời dân, khắc phục sự cố các công trình giao thông...
Tổng cộng, tỉnh Đồng Tháp đã huy động hơn 200.000 lượt ngày công để thực hiện công tác phòng hộ bảo vệ đê bao, bảo vệ lúa cho 5 huyện, thị đầu nguồn. Người dân ở các nơi trong tỉnh đã tự nguyện đóng góp hàng trăn ngàn cây tràm, tre, bạch đàn, hiến ruộng đất để gia cố đê bao và tổ chức nấu ăn phục vụ cho hàng trăm ngàn lượt người tham gia bảo vệ đê bao.
Mặc dù đã chuẩn bị và tập trung đối phó thiên tai, nhưng do nước lũ lên quá nhanh, vài nơi mực nước vượt đỉnh lũ năm 2000 nên đã gây ra những thiệt hại đáng kể cho tỉnh. Tổng thiệt hại đến ngày 1/10 ước tính trên 496,1 tỷ đồng, trong đó thiệt hại về công trình giao thông gần 178 tỷ đồng; công trình thủy lợi gần 56 tỷ đồng; sản xuất nông-lâm-thủy sản thiệt hại trên 191,6 tỷ đồng (1.885 ha lúa thu đông bị mất trắng, thiệt hại 54 tỷ đồng); sạt lở bờ sông thiệt hại gần 57,5 tỷ đồng. Đặc biệt, lũ đã làm 5 người chết đuối, 6 người bị thương./.
Phó Thủ tướng và đoàn công tác của Chính phủ đã tới khu sạt lở ở ấp Tân Phú, xã Tân Bình (huyện Thanh Bình); khu đê bao bảo vệ 2.600ha lúa thu đông thuộc ấp 1, xã Thường Phước 2 (huyện Hồng Ngự); khu đê bao 500ha lúa thu đông phường An Lạc (Hồng Ngự).
Tại các nơi đến, Phó Thủ tướng đã thăm hỏi đời sống nhân dân, chia sẻ những khó khăn, mất mát do lũ gây ra, đồng thời biểu dương tinh thần chống lũ quyết liệt, khắc phục hậu quả do lũ gây ra của người dân và chính quyền, cơ quan chức năng địa phương, thể hiện tốt tinh thần trách nhiệm, đoàn kết giữa Đảng, chính quyền, quân, dân trong phòng chống lũ, giảm thiệt hại.
Phó Thủ tướng yêu cầu Đảng bộ, chính quyền, các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Đồng Tháp cần tiếp tục phát huy tinh thần chống lũ để giảm mức thấp nhất thiệt hại do lũ gây ra.
Phát biểu tại vùng lũ, Phó Thủ tướng nhấn mạnh qua mùa lũ năm nay, từng địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần phải quy hoạch lại kết cấu hạ tầng để đảm bảo ổn định dân cư và sản xuất, đặc biệt là sản xuất lúa phải đầu tư căn cơ hơn. Nhờ đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là việc đầu tư xây dựng các cụm, tuyến dân cư, năm nay tỉnh Đồng Tháp không còn cảnh di dời dân chạy lũ, trẻ em bị đuối nước giảm nhiều so với năm 2000.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vẫn lưu ý chính quyền địa phương cần phải tiếp tục bảo vệ trẻ em và tính mạng người dân trong mùa lũ.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh nếu chỉ tập trung bảo vệ đê bao, bảo vệ được lúa mà không bảo vệ được tính mạng người dân, nhất là trẻ em, thì coi như công tác phòng chống lũ không thành công.
Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, tỉnh đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tập trung mọi nguồn lực để phòng chống lụt bão, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân; bảo vệ diện tích sản xuất lúa thu đông.
Từ ngày 22/9 đến nay, ngoài lực lượng trên 10.000 người tại chỗ, tỉnh đã điều động 3.966 người (dân quân, bộ đội, công an) gia cố đê bao bảo vệ lúa, di dời dân, khắc phục sự cố các công trình giao thông...
Tổng cộng, tỉnh Đồng Tháp đã huy động hơn 200.000 lượt ngày công để thực hiện công tác phòng hộ bảo vệ đê bao, bảo vệ lúa cho 5 huyện, thị đầu nguồn. Người dân ở các nơi trong tỉnh đã tự nguyện đóng góp hàng trăn ngàn cây tràm, tre, bạch đàn, hiến ruộng đất để gia cố đê bao và tổ chức nấu ăn phục vụ cho hàng trăm ngàn lượt người tham gia bảo vệ đê bao.
Mặc dù đã chuẩn bị và tập trung đối phó thiên tai, nhưng do nước lũ lên quá nhanh, vài nơi mực nước vượt đỉnh lũ năm 2000 nên đã gây ra những thiệt hại đáng kể cho tỉnh. Tổng thiệt hại đến ngày 1/10 ước tính trên 496,1 tỷ đồng, trong đó thiệt hại về công trình giao thông gần 178 tỷ đồng; công trình thủy lợi gần 56 tỷ đồng; sản xuất nông-lâm-thủy sản thiệt hại trên 191,6 tỷ đồng (1.885 ha lúa thu đông bị mất trắng, thiệt hại 54 tỷ đồng); sạt lở bờ sông thiệt hại gần 57,5 tỷ đồng. Đặc biệt, lũ đã làm 5 người chết đuối, 6 người bị thương./.
Nguyễn Văn Thi (TTXVN/Vietnam+)