Báo cáo tại Hội nghị giao ban trực tuyến công tác tháng Chín do Bộ Công Thương tổ chức sáng 4/10 ông Đặng Hoàng An, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, do hạn hán và nắng nóng kéo dài nên việc cung cấp điện ba tháng cuối năm và đặc biệt là sáu tháng mùa khô năm 2011 sẽ tiếp tục căng thẳng.
Cụ thể, chín tháng đầu năm 2010, tốc độ tăng trưởng phụ tải điện đã tăng từ 14-15% gấp hơn hai lần tốc độ tăng của GDP tương ứng với 97,43 tỷ kWh điện, tăng hơn 4 tỷ kWh theo chỉ tiêu được giao.
Trong khi đó, thủy điện lại thiếu hụt nghiêm trọng và chỉ đạt 59,2% công suất phát điện. Tính chung 8 tháng 2010, các hồ thuỷ điện đã hụt 19,3 tỷm3 nước so với cùng kỳ 2009, tương đương với 3,3 tỷ kWh điện.
Vì vậy, mặc dù với công suất hiện có của hệ thống (trên 19.000MW) hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng điện (15.000 - 16.000MW), song do thiếu nước nên không thể huy động hết năng lực của nguồn thủy điện (với công suất 6.200MW, chiếm 34,2% công suất toàn hệ thống).
Bên cạnh đó, một số tổ máy nhiệt điện than mới, được trưng dụng vận hành như Sơn Động, Cẩm Phả 1, Quảng Ninh 1, Hải Phòng 1 hoạt động chưa ổn định, phải khắc phục sự cố, khiếm khuyết nên không huy động được hoặc sản lượng phát điện không cao.
Cũng theo ông Phan Văn Đa, Giám đốc Sở Công Thương Lâm Đồng, hiện mực nước về các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng rất thấp, chín tháng đã hụt mất 0,5 tỷ kwh so với cùng kỳ năm 2009.
“Sáu tháng mùa khô 2011 sẽ khó khăn hơn khi các hồ thủy điện vừa phải đảm bảo mục tiêu phát điện và tưới tiêu,” ông Đa nói.
Theo tính toán của EVN, trong ba tháng cuối năm nay sẽ cần một lượng điện khoảng 25 tỷ kWh về cơ bản sẽ đáp ứng đủ, nhưng trong tháng 10 khả năng sẽ thiếu cục bộ do việc tạm ngừng đường ống PA3 của nhà máy khí Cà Mau để bảo dưỡng.
Trước thực tế trên và để tìm ra một giải pháp lâu dài, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh, cần làm rõ tại sao sản xuất điện tăng nhưng GDP trong giá trị công nghiệp lại giảm và giải quyết được vấn đề này mới tránh được tình trạng tổn thất điện năng còn khá lớn như hiện nay.
Phân tích sâu hơn, theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, tình hình hạn hán sẽ vẫn tiếp diễn nhiều năm tới và thiếu nước sẽ còn căng thẳng, nhưng nguyên nhân thiếu điện thì không thể đổ lỗi hết cho thời tiết được.
Bộ trưởng nhấn mạnh, “tiến độ thực hiện trong tổng sơ đồ VI vẫn chậm so với kế hoạch rất nhiều, nếu không đẩy nhanh thì bài toán thiếu điện sẽ chưa giải quyết được.”
Cũng theo Bộ trưởng, việc dừng việc cấp khí để bảo dưỡng là bất khả kháng, cần phải làm việc với nhà thầu Malaysia để đẩy nhanh tiến độ bảo dưỡng và cần lên ngay phương án chạy dầu để thay thế việc phát điện bằng khí trong thời gian bảo dưỡng, đảm bảo việc cấp điện không bị gián đoạn.
Ngoài ra, EVN cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất việc nghiên cứu điều chỉnh lại cơ cấu cây trồng cho phù hợp và liên tục cập nhật thủy văn để dự báo kịp thời mọi diễn biến của tình hình thời tiết phục vụ tưới tiêu và phát điện./.
Cụ thể, chín tháng đầu năm 2010, tốc độ tăng trưởng phụ tải điện đã tăng từ 14-15% gấp hơn hai lần tốc độ tăng của GDP tương ứng với 97,43 tỷ kWh điện, tăng hơn 4 tỷ kWh theo chỉ tiêu được giao.
Trong khi đó, thủy điện lại thiếu hụt nghiêm trọng và chỉ đạt 59,2% công suất phát điện. Tính chung 8 tháng 2010, các hồ thuỷ điện đã hụt 19,3 tỷm3 nước so với cùng kỳ 2009, tương đương với 3,3 tỷ kWh điện.
Vì vậy, mặc dù với công suất hiện có của hệ thống (trên 19.000MW) hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng điện (15.000 - 16.000MW), song do thiếu nước nên không thể huy động hết năng lực của nguồn thủy điện (với công suất 6.200MW, chiếm 34,2% công suất toàn hệ thống).
Bên cạnh đó, một số tổ máy nhiệt điện than mới, được trưng dụng vận hành như Sơn Động, Cẩm Phả 1, Quảng Ninh 1, Hải Phòng 1 hoạt động chưa ổn định, phải khắc phục sự cố, khiếm khuyết nên không huy động được hoặc sản lượng phát điện không cao.
Cũng theo ông Phan Văn Đa, Giám đốc Sở Công Thương Lâm Đồng, hiện mực nước về các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng rất thấp, chín tháng đã hụt mất 0,5 tỷ kwh so với cùng kỳ năm 2009.
“Sáu tháng mùa khô 2011 sẽ khó khăn hơn khi các hồ thủy điện vừa phải đảm bảo mục tiêu phát điện và tưới tiêu,” ông Đa nói.
Theo tính toán của EVN, trong ba tháng cuối năm nay sẽ cần một lượng điện khoảng 25 tỷ kWh về cơ bản sẽ đáp ứng đủ, nhưng trong tháng 10 khả năng sẽ thiếu cục bộ do việc tạm ngừng đường ống PA3 của nhà máy khí Cà Mau để bảo dưỡng.
Trước thực tế trên và để tìm ra một giải pháp lâu dài, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh, cần làm rõ tại sao sản xuất điện tăng nhưng GDP trong giá trị công nghiệp lại giảm và giải quyết được vấn đề này mới tránh được tình trạng tổn thất điện năng còn khá lớn như hiện nay.
Phân tích sâu hơn, theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, tình hình hạn hán sẽ vẫn tiếp diễn nhiều năm tới và thiếu nước sẽ còn căng thẳng, nhưng nguyên nhân thiếu điện thì không thể đổ lỗi hết cho thời tiết được.
Bộ trưởng nhấn mạnh, “tiến độ thực hiện trong tổng sơ đồ VI vẫn chậm so với kế hoạch rất nhiều, nếu không đẩy nhanh thì bài toán thiếu điện sẽ chưa giải quyết được.”
Cũng theo Bộ trưởng, việc dừng việc cấp khí để bảo dưỡng là bất khả kháng, cần phải làm việc với nhà thầu Malaysia để đẩy nhanh tiến độ bảo dưỡng và cần lên ngay phương án chạy dầu để thay thế việc phát điện bằng khí trong thời gian bảo dưỡng, đảm bảo việc cấp điện không bị gián đoạn.
Ngoài ra, EVN cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất việc nghiên cứu điều chỉnh lại cơ cấu cây trồng cho phù hợp và liên tục cập nhật thủy văn để dự báo kịp thời mọi diễn biến của tình hình thời tiết phục vụ tưới tiêu và phát điện./.
Đức Duy (Vietnam+)