Ngày 18/10, Lễ kỷ niệm 11 năm thành lập Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (24/10/2002-24/10/2013) đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoài Quốc cho biết nhìn lại chặng đường 11 năm qua, Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được 2,08 tỷ USD vốn của 57 nhà đầu tư vào Khu Công nghệ cao, trong đó có sự hiện diện của các tập đoàn, công ty công nghệ cao hàng đầu thế giới như Intel, Jabil, Nidec, Datalogics, Sonion…
Tổng doanh số xuất khẩu của 38 doanh nghiệp đang hoạt động đạt hơn 6,2 tỷ USD, giải quyết việc làm cho hơn 18.000 lao động; giai đoạn I với diện tích 326ha đã có kết cấu hạ tầng cơ bản hoàn chỉnh, giai đoạn II diện tích 587ha đã được khởi động và đang xây dựng cùng với khu tái định cư 18,75ha liền kề khang trang…
Ông Lê Hoài Quốc cho rằng việc thành lập Khu Công nghệ cao cách đây 11 năm trước đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố đúng hướng, các ngành có giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học, công nghệ cao chiếm tỷ trọng ngày càng lớn và đồng thời đã góp phần hoàn thiện một số cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của thành phố khuyến khích các tập đoàn lớn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, các ngành công nghiệp trọng yếu để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Tuy nhiên, Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn rất nhiều việc phải làm để hoàn thành mục tiêu đặt ra là “xây dựng và phát triển Khu Công nghệ cao đến năm 2020 phấn đấu trở thành một Trung tâm công nghệ cao mạnh của thành phố và cả nước - nơi cung cấp và nuôi dưỡng những cơ hội sáng tạo khoa học và công nghệ” nhằm đóng góp quan trọng để thành phố trở thành một trung tâm toàn diện, xứng tầm với các thành phố lớn trong khu vực Đông Nam Á theo như chỉ đạo của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.
Từ đầu năm 2013, Khu công nghệ cao thành phố đã thu hút đầu tư thêm 5 dự án công nghệ cao với tổng vốn 120 triệu USD. Lũy kế đến nay có 58 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 2.100,3 triệu USD, trong đó 29 dự án trong nước với 357 triệu USD vốn đăng ký và 29 dự án FDI với 1.743,3 triệu USD vốn đăng ký.
Đặc biệt, trong năm 2013 này, các dự án chuyên về nghiên cứu phát triển công nghệ cao, đào tạo nhân lực trình độ cao từ các đơn vị khoa học công nghệ trong/ngoài nước chiếm tỷ trọng lớn với vốn đầu tư khá cao như Microchip, Viện công nghệ cao Hutech, Trung tâm đào tạo và nghiên cứu đại học FPT….
Phát biểu tại lễ khai mạc, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoài Quốc cho biết nhìn lại chặng đường 11 năm qua, Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được 2,08 tỷ USD vốn của 57 nhà đầu tư vào Khu Công nghệ cao, trong đó có sự hiện diện của các tập đoàn, công ty công nghệ cao hàng đầu thế giới như Intel, Jabil, Nidec, Datalogics, Sonion…
Tổng doanh số xuất khẩu của 38 doanh nghiệp đang hoạt động đạt hơn 6,2 tỷ USD, giải quyết việc làm cho hơn 18.000 lao động; giai đoạn I với diện tích 326ha đã có kết cấu hạ tầng cơ bản hoàn chỉnh, giai đoạn II diện tích 587ha đã được khởi động và đang xây dựng cùng với khu tái định cư 18,75ha liền kề khang trang…
Ông Lê Hoài Quốc cho rằng việc thành lập Khu Công nghệ cao cách đây 11 năm trước đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố đúng hướng, các ngành có giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học, công nghệ cao chiếm tỷ trọng ngày càng lớn và đồng thời đã góp phần hoàn thiện một số cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của thành phố khuyến khích các tập đoàn lớn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, các ngành công nghiệp trọng yếu để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Tuy nhiên, Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn rất nhiều việc phải làm để hoàn thành mục tiêu đặt ra là “xây dựng và phát triển Khu Công nghệ cao đến năm 2020 phấn đấu trở thành một Trung tâm công nghệ cao mạnh của thành phố và cả nước - nơi cung cấp và nuôi dưỡng những cơ hội sáng tạo khoa học và công nghệ” nhằm đóng góp quan trọng để thành phố trở thành một trung tâm toàn diện, xứng tầm với các thành phố lớn trong khu vực Đông Nam Á theo như chỉ đạo của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.
Từ đầu năm 2013, Khu công nghệ cao thành phố đã thu hút đầu tư thêm 5 dự án công nghệ cao với tổng vốn 120 triệu USD. Lũy kế đến nay có 58 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 2.100,3 triệu USD, trong đó 29 dự án trong nước với 357 triệu USD vốn đăng ký và 29 dự án FDI với 1.743,3 triệu USD vốn đăng ký.
Đặc biệt, trong năm 2013 này, các dự án chuyên về nghiên cứu phát triển công nghệ cao, đào tạo nhân lực trình độ cao từ các đơn vị khoa học công nghệ trong/ngoài nước chiếm tỷ trọng lớn với vốn đầu tư khá cao như Microchip, Viện công nghệ cao Hutech, Trung tâm đào tạo và nghiên cứu đại học FPT….
Hoàng Hải (Vietnam+)