Khu tổ hợp ga Ngọc Hồi là nơi lập tàu kết nối mạng lưới đường sắt

Tổ hợp ga Ngọc Hồi là điểm đầu của tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh có chức năng ga lập tàu đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị.
Khu tổ hợp ga Ngọc Hồi là nơi lập tàu kết nối mạng lưới đường sắt ảnh 1Sơ đồ hướng tuyến đường sắt đô thị số 1 đoạn Yên Viên-Ngọc Hồi.

Liên quan đến tuyến đường sắt đô thị số 1 đoạn Yên Viên-Ngọc Hồi, Bộ Giao thông Vận tải bàn giao hồ sơ dự án cho Ủy ban Nhân thành phố Hà Nội để tiếp tục nghiên cứu, đầu tư; chủ trì phối hợp với Hà Nội xác định lộ trình đầu tư khu tổ hợp Ngọc Hồi, tuyến đường sắt vành đai phía Đông để thống nhất thời điểm bàn giao các đoạn tuyến đường sắt quốc gia cho thành phố Hà Nội.

Hiện, Ban Quản lý đường sắt đô thị (MRB) đã phối hợp với Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) thực hiện công tác bàn giao, tiếp nhận một phần hồ sơ tài tài liệu có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị đoạn Yên Viên-Ngọc Hồi.

Đối với việc kết nối đường sắt tại các đô thị trong đó có mạng lưới đường sắt khu vực đầu mối Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chuyển đoạn tuyến Ngọc Hồi-Yên Viên và Gia Lâm-Lạc Đạo thành đường sắt đô thị sau khi tuyến đường sắt quốc gia phía Đông đưa vào khai thác.

Thủ tướng cũng giao Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì nghiên cứu, đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 1 từ Yên Viên đi Ngọc Hồi. Tổ hợp ga Ngọc Hồi là điểm đầu của tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh có chức năng ga lập tàu đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị.

[Đường sắt đô thị Nội Bài-Ngọc Hồi đi qua 5 quận và 3 huyện của Hà Nội]

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1 đoạn Ngọc Hồi-Yên Viên là dự án được Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đánh giá là ưu tiên số 1 (vị trí tuyến số 1 đã được thể hiện rõ trong Quyết định số 519 về quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050) trong các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội bởi lẽ nó không những có tầm quan trọng đặc biệt đối với hệ thống giao thông đô thị của Thủ đô mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối hệ thống vận tải đường sắt của ngành đường sắt Việt Nam và hệ thống đường sắt đô thị.

Để cụ thể hóa mạng lưới quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại quyết định số 396/QĐ-TTg ngày 17/4/2023.

Theo đó, định hướng Nhà nước ưu tiên tập trung nguồn lực để đầu tư, nâng cấp, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt trong đó có đường sắt, huy động mọi nguồn lực đề đầu tư phát triển đường sắt, giao Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chủ động huy động nguồn vốn hợp pháp để đầu tư các kết nối từ đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng…

Quyết định cũng nêu ra các chính sách, giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch bao gồm về thu hút đầu tư; đảm bảo nguồn lực tài chính, phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, công nghiệp đường sắt, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường; hợp tác quốc tế./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục