Khủng hoảng ở Bolivia thiếu một giải pháp hợp hiến

Bolivia là quốc gia Mỹ Latinh nổi tiếng vì nền chính trị hoạt động khác thường. Người ta thường nói một cách tu từ rằng số cuộc đảo chính ở Bolivia còn nhiều hơn số năm quốc gia này độc lập.
Khủng hoảng ở Bolivia thiếu một giải pháp hợp hiến ảnh 1Cựu Tổng thống Bolivia Evo Morales (phải) tới sân bay thủ đô Mexico City, Mexico ngày 12/11/2019. (Nguồn: THX/TTXVN)

Theo mạng tin bloomberg, trong hơn 13 năm cầm quyền, Tổng thống Bolivia Evo Morales thường được biết đến như một nhà cách mạng Bolivar tài giỏi.

Ông đã dung hòa giữa giọng điệu xã hội chủ nghĩa cứng rắn với những chính sách kinh tế mà phần lớn là thực dụng. Ông đã tạo ra thặng dư ngân sách trong nhiều năm, kiềm chế lạm phát và thúc đẩy sự bùng nổ xuất khẩu.

Quả thực, thị trường khí đốt tự nhiên của người bán (tình trạng dư cầu về khí đốt làm cho giá cả tăng theo hướng cơ lợi cho người bán) đã giúp làm đầy két tiền của chính phủ và thực hiện được các chương trình xã hội nhằm thu hút phiếu bầu, đồng thời việc mở rộng trồng cây côca giúp nền kinh tế ngầm tiếp tục phát triển mạnh.

Mặc dù không làm bạn với chủ nghĩa tư bản, song ông Morales đủ thông minh để không bóp nghẹt nguồn tài chính tư nhân.

Dưới sự lãnh đạo của ông, số việc làm đã tăng lên gấp bội và tình trạng bất bình đẳng xã hội giảm xuống. Đó là thành tích mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào ở khu vực Mỹ Latinh đều ghen tỵ.

Tuy nhiên, ông Morales lại muốn nhiều hơn nữa, đó là hiến pháp và các cử tri của Bolivia bị vô hiệu hóa. Cho dù ông đã sang Mexico để tìm nơi ẩn náu an toàn hôm 12/11, song đất nước của ông sắp rơi vào hỗn loạn vì hành động gian lận bầu cử đáng hổ thẹn của ông.

[Bolivia: Biểu tình yêu cầu phục chức cho cựu Tổng thống Morales]

Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy ông Morales sẽ từ bỏ, chứ chưa nói tới việc ăn năn. Ông Morales viết trên trang Twitter ngay trước khi ra đi, thề rằng ông sẽ sớm trở về "với nhiều sức mạnh và năng lượng hơn."

Sự thách thức như vậy từng khuấy động niềm kiêu hãnh và lòng trung thành của những người thổ dân bản địa, những người coi ông Morales - một người da đỏ Aymara - là anh hùng của họ.

Ngày nay, những từ ngữ này khiến ông giống với những nhà lãnh đạo dân túy kiêu căng và ngạo mạn, những người muốn tiếp tục cầm quyền cho dù thời của họ đã qua.

Thật khó để nói chính xác từ khi nào mà ông Morakes bắt đầu trượt dài từ một người ủng hộ mở rộng quyền bầu cử trở thành một lãnh đạo độc tài tối cao.

Có thể là vào năm 2015, khi ông yêu cầu các nhà thầu làm đường cao tốc đi xuyên qua một khu đất của người bản địa, đi ngược lại những nguyện vọng của cộng đồng.

Cũng có thể là trong cuộc trưng cầu ý dân năm 2016, khi ông yêu cầu người dân Bolivia bỏ phiếu ủng hộ việc bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ tổng thống.

Tuy nhiên, ông đã phớt lờ kết quả cuộc bỏ phiếu và tiếp tục tranh cử nhiệm kỳ thứ 4, nhờ sự cho phép của tòa án hiến pháp mà thành viên của tòa án này do chính ông chỉ định. Hay là khi ông tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 20/10 vừa qua, mà trong đó 36 người kiểm phiếu độc lập đến từ 18 quốc gia kết luận rằng đã xảy ra gian lận với nhiều điều bất thường?

Nỗi bất mãn dân sự nhanh chóng bùng cháy trở thành cuộc đối đầu bạo lực và vô tổ chức trên đường phố: đây là cảnh tượng quen thuộc với quốc gia nghèo khó và thường xuyên xảy ra xung đột này, với điểm yếu là không thể thay đổi chế độ.

Bolivia là quốc gia Mỹ Latinh nổi tiếng vì nền chính trị hoạt động khác thường. Người ta thường nói một cách tu từ rằng số cuộc đảo chính ở Bolivia còn nhiều hơn số năm quốc gia này độc lập.

Các lực lượng vũ trang không công khai lật đổ ông Morales, song họ cũng đã chỉ rõ cho ông Morales cánh cửa để ông phải ra đi. Quân đội có lý do chính đáng để im lặng.

Người dân Bolivia vẫn chưa quên Cuộc chiến Khí đốt năm 2003, khi những binh sỹ được triển khai để kiềm chế các cuộc biểu tình lớn phản đối chính sách của chính phủ về việc vận chuyển khí đốt tự nhiên sang Mỹ thông qua các cảng của Chile đã hành động một cách thái quá. 67 người đã thiệt mạng trên đường phố, buộc Tổng thống Bolivia khi đó là ông Gonzalo Sanchez de Lozada phải từ chức và bỏ trốn.

Năm 2011, tòa án tối cao Bolivia ra phán quyết rằng nhiều quan chức cấp cao nhà nước, bao gồm 5 cựu chỉ huy quân đội, đã phạm tội lạm dụng nhân quyền.

Trong bối đó, cuộc lật đổ ông Morales dường như không giống với cuộc đảo chính phản động mà các đồng minh khu vực của ông đang lên án như Tổng thống đắc cử Argentina Alberto Fernandez, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz Canel hay những nhân vật khác như Hạ nghị sỹ Mỹ Ilhan Omar và lãnh đạo Công đảng Anh Jeremy Corbyn.

Cuộc lật đổ này cũng không giống với "phong trào giải phóng" được các lãnh đạo cánh hữu như Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro ca ngợi.

Thay vào đó, vai trò của quân đội dường như giống với một nỗ lực nhằm ngăn chặn một cuộc đối đầu gây nhiều thương vong khác và để cứu vớt trật tự hiến pháp. Javier Corrales - nhà khoa học chính trị của Trường Amherst - nói: "Phần lớn mọi người sẽ cho rằng quân đội không phải là thể chế có quyền phân xử một tình huống như vậy. Tuy nhiên, ở Bolivia, nơi tòa án bị nhồi nhét và không có một thẩm phán nhà nước hợp pháp nào, thì việc giải quyết các vấn đề cấp bách thông qua các cơ chế hiến pháp là điều không thể. Điều này rất phức tạp."

Trong nhiều năm lạm dùng quyền lực và các đặc quyền đặc lợi, ông Morales rõ ràng đã tự chuốc lấy kết cục bị lưu vong như hiện nay.

Điều phiền toái hơn là ông đã bỏ lại đằng sau một đất nước bị chia rẽ và trao quyền vào tay những người không nên được trao, bao gồm các nhóm dân quân và các tổ chức dân sự bảo thủ, những người sẽ xông vào nhà dân và các tòa nhà của chính quyền trong các vụ bạo loạn tiếp theo.

Chẳng có tác dụng gì khi toàn bộ những người kế nhiệm theo đúng quy định của hiến pháp ở Bolivia từ chức khi dân chúng đổ xuống đường phố biểu tình, tạo ra một khoảng trống quyền lực lớn. Jaime Aparicio Otero, cựu đại sự Bolivia ở Washington, từng nói: "Ban đầu, tôi hy vọng rằng sự ra đi của ông Morales sẽ giúp khôi phục nền dân chủ. Tuy nhiên, hiện nay chúng tôi không biết ai sẽ cầm quyền và làm cách nào để dập tắt nỗi sợ hãi và tình trạng vô chính phủ hiện nay."

Tuy nhiên, có một dấu hiệu đáng khích lệ: Thay vì đeo bám quyền lực và vô hiệu hóa quốc hội, các lực lượng vũ trang đang ủng hộ một giải pháp dân sự.

Thượng nghị sỹ Jeanine Anez Chavez - đến từ tỉnh miền Đông Beni, một người kịch liệt chỉ trích ông Morales song không phải thành viên của đảng đối lập chính - đã được bổ nhiệm vào vị trí tổng thống lâm thời và sẽ chịu trách nhiệm quản lý đất nước cho tới khi một cuộc bầu cử mới được tổ chức.

Đây không phải là một giải pháp theo đúng quy định hiến pháp. Thế nhưng, tại một đất nước thường xuyên xảy ra đảo chính, nơi sự kiểm soát của hiến pháp không có tác dụng và luôn thiếu vắng những người kế nhiệm, đây có thể là cách tốt nhất để đất nước tiếp tục tiến về phía trước./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục