Trước sự ô nhiễm không khí ngày càng tăng trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, việc tìm ra một nguồn năng lượng mới là điều quan trọng và được khuyến khích.
Do đó, việc phát động cuộc thi “Xe chạy bằng năng lượng mặt trời” năm 2011 đang là một hoạt động đáng quan tâm nhằm giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Hoạt động này đã thu hút rất nhiều sinh viên chuyên ngành kỹ thuật cơ khí, điện tử của 9 trường đại học cả nước và 23 doanh nghiệp tham gia để từ đó có thể tạo bước đột phá cho việc ứng dụng loại xe này vào thực tiễn cuộc sống.
Thu hút sinh viên và doanh nghiệp tham gia
Theo thạc sỹ Phạm Xuân Hiển, giảng viên khoa vật lý điện tử, trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh, hiện các nước trên thế giới như Hà Lan, Nhật Bản đã đưa xe chạy bằng năng lượng mặt trời làm phương tiện vận chuyển của người dân, nhưng với Việt Nam thì đây là lần đầu tiên tổ chức cuộc thi về chế tạo xe chạy bằng năng lượng mặt trời.
Với cuộc thi xe chạy bằng năng lượng mặt trời, các sinh viên từ năm 2 đến năm 4 trong lĩnh vực cơ khí điện tử đều được tham gia, vì đây là cuộc thi bổ ích, giúp kích thích sáng tạo cho sinh viên, họ có điều kiện thực hành, chế tạo thực tế, nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa trong việc tích lũy năng lượng mặt trời.
Anh Hiển cho biết thêm, để hoàn thành 1 chiếc xe, mỗi đội có cách thiết kế khác nhau. Theo quy định, các đội thiết kế xe có 3 bánh và dành cho 1 người lái, công suất tối đa cho xe chạy thử đạt 240W, để hấp thụ ánh nắng cung cấp cho xe chạy với vận tốc từ 16-40km/giờ.
Anh Lê Công Danh, giảng viên khoa cơ khí, trường Đại học Giao thông Vận tải chia sẻ xe của đội anh đã thực hiện chạy thử và đạt vận tốc 35 km/giờ. Hiện xe này sử dụng năng lượng tự nhiên rất hiệu quả. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực hoàn toàn mới, ứng dụng cho động cơ xe nên kích thước tấm pin còn quá lớn khi lắp vào hông xe, làm cho xe cồng kềnh khi di chuyển.
Anh Hoàng Cường, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần An Lạc cho biết để tạo một chiếc xe như vậy, anh không mất chi phí nào cho các thiết bị hay động cơ, mà hoàn toàn sử dụng những phụ tùng cũ, động cơ cũ tái chế lại. Nếu muốn nói cho vui, thì nguồn kinh phí cho chiếc xe bằng số tiền bán đống sắt vụn của xưởng.
Dưới bất kì sáng tạo nào, xe vẫn có thể vận hành tùy theo động cơ và trọng lượng xe, có xe đạt vận tốc 20 km/giờ, và cũng có xe đạt vận tốc 40 km/giờ với cái nắng gay gắt giữa trưa.
Dù chưa biết kết quả sẽ ra sao, nhưng phía sau cuộc thi này, các doanh nghiệp đã ấp ủ tạo một bước đột phá cho các động cơ vốn chạy bằng năng lượng hóa thạch, thay thế nguồn năng lượng truyền thống và hoàn toàn sử dụng năng lượng tự nhiên, từ đó sản xuất xe chạy bằng năng lượng mặt trời trên phạm vi hẹp.
Còn anh Nguyễn Việt Nam, đại diện của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) cho biết anh đã chế tạo chiếc xe đáp ứng công suất pin do trung tâm tiết kiệm năng lượng đưa ra, vận tốc xe đạt được khoảng 20 km/giờ, kinh phí đầu tư cho chiếc xe khoảng 15 triệu đồng, vì tại bộ phận kỹ thuật không hề có bất kì một thanh sắt phế liệu nào, hay một động cơ nào bỏ đi được tái sử dụng lại, do đó anh phải đi mua lại từng thanh sắt, từng động cơ và các chi tiết khác cho chiếc xe.
Hướng đến sản xuất thực tiễn
Ông Lê Hoài Quốc, Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã có 45 đội của 6 tỉnh thành (Bắc Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh) cả nước đăng ký tham gia cuộc thi.
Sự khác biệt của các đội sẽ được thể hiện ở năng lực thiết kế sao cho đạt được tối ưu về tiêu hao năng lượng, thể hiện ở tốc độ của xe nào là cao nhất, thể hiện được tính ưu việt của thiết kế.
Song song với cuộc này còn có cuộc thi thiết kế mẫu mã, dáng dấp xe để thực hiện dự án chế tạo xe phục vụ vận chuyển nội trong khu vực khu công nghệ cao như xe đưa đón nhân viên từ Xa lộ Hà Nội vào các công ty trong khu công nghệ cao, xe chạy vòng quanh các xưởng sản xuất…
Theo anh Hoàng Cường, sau cuộc thi này, dù chưa biết có đoạt giải hay không, anh Cường và giám đốc Công ty Năng lượng xanh vẫn giữ ý định sẽ sản xuất xe chạy bằng năng lượng mặt trời kết hợp với chạy bằng dầu diesel sử dụng cho thời tiết của Việt Nam, đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh, không phải lúc nào cũng có nắng, còn khi trời nắng, xe sử dụng năng lượng mặt trời, giúp vừa giảm chi phí cho năng lượng dầu, vừa giảm được lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Anh Nguyễn Việt Nam cho biết sau khi kết thúc cuộc thi, anh có thể tìm ra cách chế tạo hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời cho chính tòa nhà HTV, cơ quan anh đang làm việc./.
Do đó, việc phát động cuộc thi “Xe chạy bằng năng lượng mặt trời” năm 2011 đang là một hoạt động đáng quan tâm nhằm giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Hoạt động này đã thu hút rất nhiều sinh viên chuyên ngành kỹ thuật cơ khí, điện tử của 9 trường đại học cả nước và 23 doanh nghiệp tham gia để từ đó có thể tạo bước đột phá cho việc ứng dụng loại xe này vào thực tiễn cuộc sống.
Thu hút sinh viên và doanh nghiệp tham gia
Theo thạc sỹ Phạm Xuân Hiển, giảng viên khoa vật lý điện tử, trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh, hiện các nước trên thế giới như Hà Lan, Nhật Bản đã đưa xe chạy bằng năng lượng mặt trời làm phương tiện vận chuyển của người dân, nhưng với Việt Nam thì đây là lần đầu tiên tổ chức cuộc thi về chế tạo xe chạy bằng năng lượng mặt trời.
Với cuộc thi xe chạy bằng năng lượng mặt trời, các sinh viên từ năm 2 đến năm 4 trong lĩnh vực cơ khí điện tử đều được tham gia, vì đây là cuộc thi bổ ích, giúp kích thích sáng tạo cho sinh viên, họ có điều kiện thực hành, chế tạo thực tế, nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa trong việc tích lũy năng lượng mặt trời.
Anh Hiển cho biết thêm, để hoàn thành 1 chiếc xe, mỗi đội có cách thiết kế khác nhau. Theo quy định, các đội thiết kế xe có 3 bánh và dành cho 1 người lái, công suất tối đa cho xe chạy thử đạt 240W, để hấp thụ ánh nắng cung cấp cho xe chạy với vận tốc từ 16-40km/giờ.
Anh Lê Công Danh, giảng viên khoa cơ khí, trường Đại học Giao thông Vận tải chia sẻ xe của đội anh đã thực hiện chạy thử và đạt vận tốc 35 km/giờ. Hiện xe này sử dụng năng lượng tự nhiên rất hiệu quả. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực hoàn toàn mới, ứng dụng cho động cơ xe nên kích thước tấm pin còn quá lớn khi lắp vào hông xe, làm cho xe cồng kềnh khi di chuyển.
Anh Hoàng Cường, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần An Lạc cho biết để tạo một chiếc xe như vậy, anh không mất chi phí nào cho các thiết bị hay động cơ, mà hoàn toàn sử dụng những phụ tùng cũ, động cơ cũ tái chế lại. Nếu muốn nói cho vui, thì nguồn kinh phí cho chiếc xe bằng số tiền bán đống sắt vụn của xưởng.
Dưới bất kì sáng tạo nào, xe vẫn có thể vận hành tùy theo động cơ và trọng lượng xe, có xe đạt vận tốc 20 km/giờ, và cũng có xe đạt vận tốc 40 km/giờ với cái nắng gay gắt giữa trưa.
Dù chưa biết kết quả sẽ ra sao, nhưng phía sau cuộc thi này, các doanh nghiệp đã ấp ủ tạo một bước đột phá cho các động cơ vốn chạy bằng năng lượng hóa thạch, thay thế nguồn năng lượng truyền thống và hoàn toàn sử dụng năng lượng tự nhiên, từ đó sản xuất xe chạy bằng năng lượng mặt trời trên phạm vi hẹp.
Còn anh Nguyễn Việt Nam, đại diện của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) cho biết anh đã chế tạo chiếc xe đáp ứng công suất pin do trung tâm tiết kiệm năng lượng đưa ra, vận tốc xe đạt được khoảng 20 km/giờ, kinh phí đầu tư cho chiếc xe khoảng 15 triệu đồng, vì tại bộ phận kỹ thuật không hề có bất kì một thanh sắt phế liệu nào, hay một động cơ nào bỏ đi được tái sử dụng lại, do đó anh phải đi mua lại từng thanh sắt, từng động cơ và các chi tiết khác cho chiếc xe.
Hướng đến sản xuất thực tiễn
Ông Lê Hoài Quốc, Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã có 45 đội của 6 tỉnh thành (Bắc Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh) cả nước đăng ký tham gia cuộc thi.
Sự khác biệt của các đội sẽ được thể hiện ở năng lực thiết kế sao cho đạt được tối ưu về tiêu hao năng lượng, thể hiện ở tốc độ của xe nào là cao nhất, thể hiện được tính ưu việt của thiết kế.
Song song với cuộc này còn có cuộc thi thiết kế mẫu mã, dáng dấp xe để thực hiện dự án chế tạo xe phục vụ vận chuyển nội trong khu vực khu công nghệ cao như xe đưa đón nhân viên từ Xa lộ Hà Nội vào các công ty trong khu công nghệ cao, xe chạy vòng quanh các xưởng sản xuất…
Theo anh Hoàng Cường, sau cuộc thi này, dù chưa biết có đoạt giải hay không, anh Cường và giám đốc Công ty Năng lượng xanh vẫn giữ ý định sẽ sản xuất xe chạy bằng năng lượng mặt trời kết hợp với chạy bằng dầu diesel sử dụng cho thời tiết của Việt Nam, đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh, không phải lúc nào cũng có nắng, còn khi trời nắng, xe sử dụng năng lượng mặt trời, giúp vừa giảm chi phí cho năng lượng dầu, vừa giảm được lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Anh Nguyễn Việt Nam cho biết sau khi kết thúc cuộc thi, anh có thể tìm ra cách chế tạo hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời cho chính tòa nhà HTV, cơ quan anh đang làm việc./.
Hồng Nhung (TTXVN/Vietnam+)