Kiềm chế lạm phát thể hiện qua các con số cụ thể

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành tiếp thu kiến nghị của địa phương về các vấn đề như điện, thị trường ngoại hối, để triển khai Nghị quyết 11 đạt hiệu quả cao nhất.
Ngày 18/3 tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,Thường trực Chính phủ đã họp trực tuyến với các địa phương về tình hình triểnkhai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2 về những giải pháp chủ yếutập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Nghị quyết 11 đạt được những kết quả đáng khích lệ

Nhận định về tình hình sau gần 1 tháng triển khai, các thành viên Chínhphủ và lãnh đạo các địa phương đều cho rằng, Nghị quyết được ban hành là rất cầnthiết, kịp thời, đúng đắn, đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu kiềm chế lạm phát, ổnđịnh kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

Việc triển khai khẩn trương và những kết quả tích cực bước đầu trong việcthực hiện Nghị quyết đã tạo ra không khí phấn khởi, niềm tin của toàn xã hội đốivới sự lãnh đạo và chỉ đạo điều hành của Đảng và Nhà nước trước những khó khănthách thức.

Nổi bật là nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kích lệ nhưtăng trưởng GDP quý 1 đạt gần 5,5%, trong đó sản xuất công nghiệp tăng 14,7%,xuất khẩu tăng 31%, dịch vụ tăng 6,2%, thu ngân sách tăng 17,6%, tổng dự nợ tíndụng tăng 3,68% và tổng phương tiện thanh toán tăng 1,7%, lãi suất huy động giảmtừ 16-17% giảm xuống 13-14%...

Hoạt động kinh doanh thu đổi ngoại tệ bước đầu đã lập lại trật tự theo quyđịnh của pháp luật, trong đó kinh doanh ngoại tệ trên thị trường tự do được xóabỏ đồng thời với việc điều chỉnh linh hoạt tỷ giá đã có tác dụng tích cực. Sốngoại tệ thu đổi, gửi tại các ngân hàng thương mại tăng nhanh. Tỷ giá giao dịchổn định hơn và giảm nhiều so với trước. Thị trường mua bán vàng miếng đang dầnvào ổn định trở lại với giá giảm so với trước và dao động theo giá vàng thếgiới.

Việc rà soát, cắt giảm đầu tư công được các Bộ, ngành và địa phương triểnkhai quyết liệt, đạt được những kết quả tích cực như thành phố Hà Nội cắt giảmchi tiêu công 280 tỷ đồng, dừng mua sắm 88 tỷ đồng và giảm đầu tư công hơn 700tỷ đồng; thành phố Hải Phòng tiết kiệm chi hơn 37 tỷ đồng, dừng mua sắm trên 20tỷ đồng, đình giãn các dự án với số tiền 153 tỷ đồng; thành phố Cần Thơ tiếtkiệm chi 45 tỷ đồng...

Bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được, các thành viên Chính phủ cũngcho rằng, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết cũng còn một số tồn tạihạn chế như công tác phổ biến, tuyên truyền và giải thích rõ về các chính sáchmới, nhất là các giải pháp tăng cường quản lý ngoại tệ và vàng chưa đáp ứng đượcyêu cầu gây tác động tâm lý không tốt đối với một bộ phận dân cư trong xã hội.

Bên cạnh đó, việc chuẩn bị các điều kiện để thực hiện giải pháp tăng cườngquản lý ngoại tệ và vàng chưa chủ động, trong đó việc cấm thu đổi ngoại tệ tạithị trường tự do là đúng nhưng chưa có chuẩn bị tốt để các ngân hàng thương mạiđáp ứng nhu cầu ngoại tệ chính đáng của người dân và nhu cầu ngoại tệ nhập khẩucủa doanh nghiệp... Tình hình lạm phát cao đồng thời phải kiểm soát chặt chẽtiền tệ, đưa lãi suất lên cao gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư làmgiảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Trên tinh thần này, các thành viên Chính phủ kiến nghị, các Bộ, ngành vàđịa phương tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền Nghị quyết 11, tăng cườngkiểm soát tổng dư nợ tín dụng, kiên quyết xóa bỏ kinh doanh ngoại tệ trái phép,đẩy mạnh xuất khẩu, cắt giảm đầu tư công, thực hiện tốt quy định tiết kiệm 10%chi thường xuyên, đảm bảo các chính sách an sinh xã hội...

Tiết kiệm và cắt giảm đầu tư bằng con số cụ thể

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương và đánh giá caotinh thần triển khai Nghị quyết 11 rất tích cực, khẩn trương, nghiêm túc của cácBộ, ngành và địa phương bằng các chương trình, hành động kế hoạch cụ thể, trongđó có nhiều địa phương có cách làm riêng đạt được những kết quả đáng trân trọng.

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành tiếp thu những kiến nghị của các địaphương về tình trạng thiếu điện, ưu tiên phát triển nông nghiệp, xử lý vốn chocác công trình đang xây dựng, quản lý ngoại hối... để tập trung tháo gỡ nhằmtriển khai Nghị quyết 11 đạt hiệu quả cao nhất.

Nhấn mạnh trong quý 1 và thời gian tới tình hình thế giới vẫn sẽ tiếp tụcdiễn biến phức tạp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành và địaphương phải hết sức cố gắng khắc phục những khó khăn, thách thức, phát huy nhữnglợi thế để tiếp tục đưa đất nước phát triển.

Các Bộ, ngành và địa phương cần tiếp tục làm tốt công tác quán triệt,triển khai Nghị quyết 11 của Chính phủ và Kết luận số 02-KL/TW của Bộ Chính trịbằng những kế hoạch, hành động cụ thể với những con số báo cáo cụ thể.

Trước hết là các Bộ, ngành và địa phương phải tập trung tháo gỡ khó khănduy trì sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của từng sản phẩm và nềnkinh tế, trong đó quan tâm phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện choxuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu.

Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương ưu tiên vốn và đảm bảo cung cấp đủđiện cho sản xuất nông nghiệp, trong đó chú trọng các sản phẩm có thị trườngxuất khẩu, đồng thời rà soát đầu tư công và kiểm soát chặt chẽ giá cả.

Về kiểm soát lạm phát, Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tăng cườngkiểm soát tổng dư nợ tín dụng, giảm cung tiền để giảm tổng phương tiện thanhtoán, giảm tổng cầu để thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm dưới 20%chủ yếu tập trung cho sản xuất gắn với đó là kiểm soát lãi suất huy động và chovay phù hợp. Kiên quyết xóa bỏ kinh doanh ngoại tệ trái phép và đảm bảo cân đốingoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu và nhu cầu ngoại tệ chínhđáng của người dân....

Thủ tướng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính sớm công bố cụ thểcon số giảm đầu tư công và tiết kiệm chi 10% của các Bộ, ngành và địa phương. BộCông Thương kiểm soát chặt chẽ tình hình cung cấp điện nhằm hạn chế thấp nhấtkhó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đồng thời thực hiện giá xăngdầu theo cơ chế thị trường đi liền với đó là kiểm soát chặt chẽ về giá.

Trong bối cảnh khó khăn, Thủ tướng đặc biệt lưu ý các bộ, ngành và địaphương quan tâm chăm lo đời sống nhân dân và công tác phòng chống thiên tai,dịch bệnh. Đồng thời hết sức quan tâm tới công tác thông tin, tuyên truyền,trong đó tập trung vào tuyên truyền về chính sách tài chính, tiền tệ, tỷ giá,thị trường vàng… để người dân hiểu rõ, hiểu đúng; tránh sự phân tâm và suy diễnnhằm động viên các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp tích cực tham gia thựchiện các chủ trương, giải pháp, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu,nhiệm vụ đề ra./.

Thiện Thuật (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục