Sáng 19/9, đoàn thanh tra, kiểm tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố quyết định thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Quyết định thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ông Đào Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục kiểm soát hoạt động khoáng sản-Bộ Tài nguyên và Môi trường, trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra cho biết đoàn sẽ tiến hành kiểm tra nhiều nội dung, gồm các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế mỏ theo quy định; việc thực hiện có quy định liên quan (đất đai, môi trường, nước…).
Đoàn cũng kiểm tra việc khai thác theo đúng thiết kế mỏ đã phê duyệt; việc thực hiện quy chuẩn, kỹ thuật an toàn trong khai khoáng; các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường; việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản và quy định về pháp luật an toàn lao động...
Đoàn cũng rà soát việc lập, phê duyệt quy hoạch khai thác khoáng sản; công tác cấp giấy phép khai thác khoáng sản, trong đó có khoáng sản làm vật liệu xây dựng và các văn bản có thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân tỉnh, các sở ngành liên quan.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương, trên địa bàn tỉnh hiện có 25 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng; 12 doanh nghiệp khai khác sét gạch ngói; 2 doanh nghiệp khai khoáng cao lanh và 2 doanh nghiệp khai thác cát xây dựng.
Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường, việc quản lý địa bàn của chính quyền cơ sở chưa nghiêm, chưa sâu sát dẫn đến việc khai thác trái phép vẫn còn diễn ra nhiều nơi. Do tài liệu điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh có rất ít nên việc xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản gặp rất nhiều khó khăn./.
Quyết định thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ông Đào Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục kiểm soát hoạt động khoáng sản-Bộ Tài nguyên và Môi trường, trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra cho biết đoàn sẽ tiến hành kiểm tra nhiều nội dung, gồm các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế mỏ theo quy định; việc thực hiện có quy định liên quan (đất đai, môi trường, nước…).
Đoàn cũng kiểm tra việc khai thác theo đúng thiết kế mỏ đã phê duyệt; việc thực hiện quy chuẩn, kỹ thuật an toàn trong khai khoáng; các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường; việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản và quy định về pháp luật an toàn lao động...
Đoàn cũng rà soát việc lập, phê duyệt quy hoạch khai thác khoáng sản; công tác cấp giấy phép khai thác khoáng sản, trong đó có khoáng sản làm vật liệu xây dựng và các văn bản có thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân tỉnh, các sở ngành liên quan.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương, trên địa bàn tỉnh hiện có 25 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng; 12 doanh nghiệp khai khác sét gạch ngói; 2 doanh nghiệp khai khoáng cao lanh và 2 doanh nghiệp khai thác cát xây dựng.
Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường, việc quản lý địa bàn của chính quyền cơ sở chưa nghiêm, chưa sâu sát dẫn đến việc khai thác trái phép vẫn còn diễn ra nhiều nơi. Do tài liệu điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh có rất ít nên việc xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản gặp rất nhiều khó khăn./.
Dương Chí Tưởng (TTXVN/Vietnam+)