Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang vừa phê duyệt đề án liên kết giữa Ban quản lý Khu bảo tồn biển Phú Quốc và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hương Hải thực hiện dự án du lịch sinh thái kết hợp quản lý bảo tồn biển thời gian 49 năm.
Dự án có tổng diện tích 205,47ha (trong đó đất tự nhiên 37,47ha và mặt nước biển 168ha) tại Hòn Vông thuộc xã Hòn Thơm, huyện Phú Quốc (Kiên Giang), khu vực quần đảo Nam An Thới, nằm trong quy hoạch Khu bảo tồn biển Phú Quốc.
Đề án nhằm mục tiêu góp phần xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm sinh thái bền vững, chất lượng cao tầm cỡ quốc gia và quốc tế; bảo vệ đa dạng sinh học, phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống cho người dân; khai thác hợp lý giá trị tài nguyên, môi trường biển-đảo; nâng cao tính bền vững của hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên; tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia quản lý.
Đề án tạo cơ sở pháp lý cho huyện đảo Phú Quốc, Ban quản lý Khu bảo tồn biển và các nhà đầu tư triển khai thực hiện các hoạt động du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên biển-đảo; tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước; tạo thêm việc làm, đào tạo lao động có tay nghề, phát triển một số ngành nghề biển, dịch vụ-du lịch.
Các loại hình du lịch sinh thái gồm tham quan lặn biển, du lịch sinh thái kết hợp với nghiên cứu khoa học và giáo dục về môi trường, du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo khoa học, nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí.
Khu bảo tồn biển Phú Quốc thành lập năm 2007 với tổng diện tích mặt nước 26.863,17ha; trong đó vùng bảo vệ nghiêm ngặt 2.952,45ha, vùng phục hồi sinh thái rộng 13.592,95ha và vùng phát triển 10.317,77ha.
Khu vực biển phía bắc đảo Phú Quốc là vùng thảm cỏ biển rộng lớn thuộc 2 xã Hàm Ninh và Bãi Thơm; vùng phía nam đảo có nhiều rạn san hô nằm quanh các hòn của quần đảo An Thới.
Ngoài hơn 150 loài cá biển tập trung sinh sống, trữ lượng lớn, nơi đây còn có nhiều nhóm hải sản giá trị kinh tế cao như tôm, mực, ốc nhảy, trai ngọc, sò huyết, nghêu lụa, bạch tuộc, hải sâm, cá ngựa…
Hệ sinh thái thảm cỏ biển ghi nhận 9 loài cỏ biển ở phía đông, một ít ở phía bắc và nam đảo, tổng diện tích 10.600 ha. Hệ sinh thái rạn san hô ghi nhận đươc 252 loài thuộc 49 giống và 14 họ san hô cứng, 19 loài san hô mềm với tổng diện tích 474ha, tập trung quanh các đảo ở phía Nam quần đảo An Thới.
Ngoài ra còn có tảo biển, đặc biệt là loài tảo đỏ, tảo lục và tảo nâu; dugong (bò biển), rùa biển, cá heo… là những loài có tên trong danh mục bị đe dọa tuyệt chủng./.
Dự án có tổng diện tích 205,47ha (trong đó đất tự nhiên 37,47ha và mặt nước biển 168ha) tại Hòn Vông thuộc xã Hòn Thơm, huyện Phú Quốc (Kiên Giang), khu vực quần đảo Nam An Thới, nằm trong quy hoạch Khu bảo tồn biển Phú Quốc.
Đề án nhằm mục tiêu góp phần xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm sinh thái bền vững, chất lượng cao tầm cỡ quốc gia và quốc tế; bảo vệ đa dạng sinh học, phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống cho người dân; khai thác hợp lý giá trị tài nguyên, môi trường biển-đảo; nâng cao tính bền vững của hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên; tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia quản lý.
Đề án tạo cơ sở pháp lý cho huyện đảo Phú Quốc, Ban quản lý Khu bảo tồn biển và các nhà đầu tư triển khai thực hiện các hoạt động du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên biển-đảo; tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước; tạo thêm việc làm, đào tạo lao động có tay nghề, phát triển một số ngành nghề biển, dịch vụ-du lịch.
Các loại hình du lịch sinh thái gồm tham quan lặn biển, du lịch sinh thái kết hợp với nghiên cứu khoa học và giáo dục về môi trường, du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo khoa học, nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí.
Khu bảo tồn biển Phú Quốc thành lập năm 2007 với tổng diện tích mặt nước 26.863,17ha; trong đó vùng bảo vệ nghiêm ngặt 2.952,45ha, vùng phục hồi sinh thái rộng 13.592,95ha và vùng phát triển 10.317,77ha.
Khu vực biển phía bắc đảo Phú Quốc là vùng thảm cỏ biển rộng lớn thuộc 2 xã Hàm Ninh và Bãi Thơm; vùng phía nam đảo có nhiều rạn san hô nằm quanh các hòn của quần đảo An Thới.
Ngoài hơn 150 loài cá biển tập trung sinh sống, trữ lượng lớn, nơi đây còn có nhiều nhóm hải sản giá trị kinh tế cao như tôm, mực, ốc nhảy, trai ngọc, sò huyết, nghêu lụa, bạch tuộc, hải sâm, cá ngựa…
Hệ sinh thái thảm cỏ biển ghi nhận 9 loài cỏ biển ở phía đông, một ít ở phía bắc và nam đảo, tổng diện tích 10.600 ha. Hệ sinh thái rạn san hô ghi nhận đươc 252 loài thuộc 49 giống và 14 họ san hô cứng, 19 loài san hô mềm với tổng diện tích 474ha, tập trung quanh các đảo ở phía Nam quần đảo An Thới.
Ngoài ra còn có tảo biển, đặc biệt là loài tảo đỏ, tảo lục và tảo nâu; dugong (bò biển), rùa biển, cá heo… là những loài có tên trong danh mục bị đe dọa tuyệt chủng./.
Lê Huy Hải (TTXVN)